Ảnh "độc" về nơi xây dựng tháp Phật giáo cao nhất thế giới tại Thái Nguyên

(Dân trí) - Theo thuyết minh của nhà đầu tư là doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Chùa Tháp có chiều cao 150m, nền móng Tháp có diện tích 10.000m2. Tuy nhiên, 2 năm sau khi khởi công, dự án vẫn "dậm chân tại chỗ"...

Ảnh "độc" về nơi xây dựng tháp Phật giáo cao nhất thế giới tại Thái Nguyên


Theo dự kiến chùa Tháp có chiều cao 150m, nền móng Tháp có chiều rộng 10.000m2, có thể chứa được từ 5 đến 10 nghìn người trong cùng một thời điểm. Theo dự kiến, toàn bộ phần chùa Tháp này được xây dựng trên đỉnh của một quả đồi thuộc xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Theo dự kiến chùa Tháp có chiều cao 150m, nền móng Tháp có chiều rộng 10.000m2, có thể chứa được từ 5 đến 10 nghìn người trong cùng một thời điểm. Theo dự kiến, toàn bộ phần chùa Tháp này được xây dựng trên đỉnh của một quả đồi thuộc xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.


Khu đại tâm linh được khởi công xây dựng vào tháng 2/2016 trong đó có chùa Tháp cao nhất thế giới. Tuy nhiên, hơn hai năm trôi qua mà dự án này gần như dậm chân tại chỗ. Dấu hiệu duy nhất giúp nhận biết ở đây có công trình đang thi công là một con đường ven hồ được xả sườn đồi cũng làm dang dở.

Khu đại tâm linh được khởi công xây dựng vào tháng 2/2016 trong đó có chùa Tháp cao nhất thế giới. Tuy nhiên, hơn hai năm trôi qua mà dự án này gần như "dậm chân tại chỗ". Dấu hiệu duy nhất giúp nhận biết ở đây có công trình đang thi công là một con đường ven hồ được xả sườn đồi cũng làm dang dở.


Có mặt tại đại công trường tâm linh này, phóng viên ghi nhận không khí im lặng đến lạ kỳ. Hoàn toàn không có bất kỳ công nhân hay máy móc nào làm việc.

Có mặt tại đại công trường tâm linh này, phóng viên ghi nhận không khí im lặng đến lạ kỳ. Hoàn toàn không có bất kỳ công nhân hay máy móc nào làm việc.

Một hình ảnh tuyệt đẹp của hồ Núi Cốc nhìn từ đỉnh quả đồi nơi dự kiến xây tháp Phật giáo cao nhất thế giới.
Một hình ảnh tuyệt đẹp của hồ Núi Cốc nhìn từ đỉnh quả đồi nơi dự kiến xây tháp Phật giáo cao nhất thế giới.
Dưới chân đồi nơi xây dựng tháp Phật giáo nhìn thẳng về phía khu du lịch hồ Núi Cốc.
Dưới chân đồi nơi xây dựng tháp Phật giáo nhìn thẳng về phía khu du lịch hồ Núi Cốc.

Dự án Tháp Phật giáo là một phần quan trọng trong dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc được doanh nghiệp Xuân Trường động thổ xây dựng vào tháng 2/2016 vừa qua. Dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc có tổng mức đầu tư cho dự án dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2035.

Dự án Tháp Phật giáo là một phần quan trọng trong dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc được doanh nghiệp Xuân Trường động thổ xây dựng vào tháng 2/2016 vừa qua. Dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc có tổng mức đầu tư cho dự án dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2035.


Vùng thực hiện dự án thuộc địa bàn 10 xã, thị trấn của 3 địa phương: thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ. Diện tích quy hoạch sử dụng đất khoảng 18.940 ha (trong đó Hồ Núi Cốc có diện tích khoảng 2.500 ha).

Vùng thực hiện dự án thuộc địa bàn 10 xã, thị trấn của 3 địa phương: thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ. Diện tích quy hoạch sử dụng đất khoảng 18.940 ha (trong đó Hồ Núi Cốc có diện tích khoảng 2.500 ha).


Đền Gàn nằm ngay dưới chân quả đồi được lựa chọn để xây dựng tháp Phật giáo. Trước đây ngôi đền này nằm dưới lòng hồ Núi Cốc, sau khi ngăn sông để làm hồ nước ngọt thì người dân địa phương đã di dời ngôi đền lên sườn núi. Đền Gàn đang thờ bà Chúa Liễu Hanh.

Đền Gàn nằm ngay dưới chân quả đồi được lựa chọn để xây dựng tháp Phật giáo. Trước đây ngôi đền này nằm dưới lòng hồ Núi Cốc, sau khi ngăn sông để làm hồ nước ngọt thì người dân địa phương đã di dời ngôi đền lên sườn núi. Đền Gàn đang thờ bà Chúa Liễu Hanh.


Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại đơn vị thi công vẫn đang loay hoay trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Có khoảng 40 hộ dân có đất ăn vào phần đường lên tháp Phật giáo.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại đơn vị thi công vẫn đang loay hoay trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Có khoảng 40 hộ dân có đất ăn vào phần đường lên tháp Phật giáo.

Trọng Trinh - Toàn Vũ