10 quốc gia, vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới

(Dân trí) - Theo bảng xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới mà tạp chí Global Finance Magazine vừa đưa ra thì những nước nhỏ vẫn tiếp tục thống trị danh sách này. Trong khi đó, Top 3 nước giàu nhất vẫn không thay đổi.

Dựa trên các dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Global Finance Magazine đã đưa ra danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người (quy đổi theo ngang giá sức mua).

Theo bảng xếp hạng này thì có 12 trong tổng số 25 quốc gia, vùng lãnh thổ giàu có nhất là ở châu Âu. Tuy nhiên, Vương quốc Anh không nằm trong Top 25 mà đứng thứ 27 trong danh sách này với GDP bình quân đầu người là 39.224 USD (tức 27.241 Bảng Anh).

Một số quốc gia, vùng lãnh thổ nhỏ như Liechtenstein, Nauru, Vatican City, Monaco, San Marino và Andorra đều không được đưa vào nghiên cứu.

Dưới đây là Top 10 quốc gia, vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) do Global Finance Magazine thống kê và bình chọn.

10. Thuỵ sĩ - GDP bình quân đầu người: 56.851 USD


Nền tài chính công mạnh, ngành dịch vụ tài chính phát triển, vị trí ở trung tâm của Liên minh châu Âu mà vẫn giữ được độc lập trong các vấn đề kinh tế và tiền tệ đã đảm bảo được mức sống cao cho quốc gia này. Trong năm 2015, mức thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) của Thuỵ Sĩ ước đạt 57.000 USD bất chấp những thay đổi về kinh tế khi Ngân hàng Thuỵ Sĩ quyết định cho phép đồng Franc Thuỵ Sĩ tăng giá so với đồng Euro.

Nền tài chính công mạnh, ngành dịch vụ tài chính phát triển, vị trí ở trung tâm của Liên minh châu Âu mà vẫn giữ được độc lập trong các vấn đề kinh tế và tiền tệ đã đảm bảo được mức sống cao cho quốc gia này. Trong năm 2015, mức thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) của Thuỵ Sĩ ước đạt 57.000 USD bất chấp những thay đổi về kinh tế khi Ngân hàng Thuỵ Sĩ quyết định cho phép đồng Franc Thuỵ Sĩ tăng giá so với đồng Euro.

9. Mỹ - GDP bình quân đầu người: 57.045 USD

Với mức GDP bình quân đầu người ước tính 57.000 USD trong năm 2015, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và đa dạng nhất trong Top 10 nước có mức thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) cao nhất thế giới. Đây là một bằng chứng cho thấy rằng sự kết hợp giữa chi tiêu công, tăng cường quy chế giám sát, và sức cạnh tranh gia tăng, nước Mỹ đã có thể phục hồi từ đáy sâu của cuộc suy thoái gây ra bởi sự suy sụp của Phố Wall hồi năm 2008
Với mức GDP bình quân đầu người ước tính 57.000 USD trong năm 2015, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và đa dạng nhất trong Top 10 nước có mức thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) cao nhất thế giới. Đây là một bằng chứng cho thấy rằng sự kết hợp giữa chi tiêu công, tăng cường quy chế giám sát, và sức cạnh tranh gia tăng, nước Mỹ đã có thể phục hồi từ đáy sâu của cuộc suy thoái gây ra bởi sự suy sụp của Phố Wall hồi năm 2008

8. Hồng Kông - GDP bình quân đầu người: 57.676 USD

Hồng Kông sở hữu vị thế có 1 không 2 là cửa ngõ tiếp cận nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đại lục. Bên cạnh đó, Hồng Kông còn có một hệ thống pháp lý mạnh và thị trường tài chính đẳng cấp hàng đầu thế giới. Năm 2015, GDP bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) của lãnh thổ này ước tính gần 58.000 USD.
Hồng Kông sở hữu vị thế "có 1 không 2" là cửa ngõ tiếp cận nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đại lục. Bên cạnh đó, Hồng Kông còn có một hệ thống pháp lý mạnh và thị trường tài chính đẳng cấp hàng đầu thế giới. Năm 2015, GDP bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) của lãnh thổ này ước tính gần 58.000 USD.

7. Các Tiểu vương quốc Ả rập - GDP bình quân đầu người: 67.201 USD

Trong số các quốc gia cùng phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí, Các Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) đang đi đầu trong việc nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Chính phủ nước này đang có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện năng lực thu hút vốn FDI của nước này, đặc biệt trong lĩnh vực đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và công nghệ cao. Trong năm 2015, GDP bình quân đầu người của nước này vẫn tiếp tục nằm trong Top 10 nước cao nhất thế giới, với ước tính khoảng 67.000 USD.
Trong số các quốc gia cùng phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí, Các Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) đang đi đầu trong việc nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Chính phủ nước này đang có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện năng lực thu hút vốn FDI của nước này, đặc biệt trong lĩnh vực đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và công nghệ cao. Trong năm 2015, GDP bình quân đầu người của nước này vẫn tiếp tục nằm trong Top 10 nước cao nhất thế giới, với ước tính khoảng 67.000 USD.

6. Na Uy - GDP bình quân đầu người: 67.619 USD

Trong 2 thập kỷ qua, ngành dầu khí đã đưa mức sống của người dân Na Uy ngày càng tăng cao. Trong năm 2015, thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) của quốc gia này ước tính gần 68.000 USD. Tuy nhiên, sự sụt giảm của giá dầu thời gian gần đây đã đặt ra thách thức đối với nền kinh tế này. Chính phủ Na Uy có nhiều công cụ để đối phó với thách thức này, bao gồm chính sách tiền tệ độc lập cộng với một khung kinh tế vĩ mô và thể chế vững mạnh. Tuy nhiên, có thể thấy rõ Na Uy đang đối mặt với môi trường bất ổn hơn so với thời gian dài trước đây.
Trong 2 thập kỷ qua, ngành dầu khí đã đưa mức sống của người dân Na Uy ngày càng tăng cao. Trong năm 2015, thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) của quốc gia này ước tính gần 68.000 USD. Tuy nhiên, sự sụt giảm của giá dầu thời gian gần đây đã đặt ra thách thức đối với nền kinh tế này. Chính phủ Na Uy có nhiều công cụ để đối phó với thách thức này, bao gồm chính sách tiền tệ độc lập cộng với một khung kinh tế vĩ mô và thể chế vững mạnh. Tuy nhiên, có thể thấy rõ Na Uy đang đối mặt với môi trường bất ổn hơn so với thời gian dài trước đây.

5. Kuwait - GDP bình quân đầu người: 71.600 USD

Giá dầu thấp đang là mối đe doạ đối với nền kinh tế vốn phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu dầu khí này. Tuy nhiên, kế hoạch 5 năm của chính phủ, tăng vốn đầu tư cơ bản và cải cách tài khoá đang đảm bảo cho nền kinh tế Kuwait tiếp tục tăng trưởng ở những lĩnh vực phi dầu mỏ. Vì vậy, hiện tại Kuwait vẫn tiếp tục duy trì mức thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, gần 72.600 USD trong năm 2015.
Giá dầu thấp đang là mối đe doạ đối với nền kinh tế vốn phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu dầu khí này. Tuy nhiên, kế hoạch 5 năm của chính phủ, tăng vốn đầu tư cơ bản và cải cách tài khoá đang đảm bảo cho nền kinh tế Kuwait tiếp tục tăng trưởng ở những lĩnh vực phi dầu mỏ. Vì vậy, hiện tại Kuwait vẫn tiếp tục duy trì mức thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, gần 72.600 USD trong năm 2015.

4. Brunei - GDP bình quân đầu người: 80.335 USD

Được thừa hưởng nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào nên vương quốc Hồi giáo này đã trở thành một trong những nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới (theo ngang giá sức mua), theo ước tính của IMF là hơn 80.000 USD trong năm 2015. Tuy nhiên, gần đây giá năng lượng sụt giảm khiến các yếu tố nền tảng của nền kinh tế Brunei ít nhiều bị lung lay. Do đó, chính phủ nước này đang thúc đẩy đa dạng hoá nền kinh tế và hy vọng thành lập thị trường giao dịch chứng khoán mới vào năm 2017 để tăng cường sức mạnh cho thị trường vốn của nước này.
Được thừa hưởng nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào nên vương quốc Hồi giáo này đã trở thành một trong những nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới (theo ngang giá sức mua), theo ước tính của IMF là hơn 80.000 USD trong năm 2015. Tuy nhiên, gần đây giá năng lượng sụt giảm khiến các yếu tố nền tảng của nền kinh tế Brunei ít nhiều bị lung lay. Do đó, chính phủ nước này đang thúc đẩy đa dạng hoá nền kinh tế và hy vọng thành lập thị trường giao dịch chứng khoán mới vào năm 2017 để tăng cường sức mạnh cho thị trường vốn của nước này.

3. Singapore – GDP bình quân đầu người: 84.821 USD

Các yếu tố nền tảng vững vàng của nền kinh tế cùng với thặng dư tài khoản vãng lai ở mức cao đang là điểm tựa của nền kinh tế Singapore và nuôi dưỡng tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải. Sự tăng trưởng này được duy trì thậm chí vào những thời điểm nền kinh tế toàn cầu yếu ớt và mức nợ cao của các hộ gia đình đặt ra một rủi ro đối với Singapore - nền kinh tế có độ mở lớn và phụ thuộc nhiều vào thương mại. Mức thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) của Singapore vẫn duy trì mức cao thứ 3 thế giới, ước tính gần 85.000 USD trong năm 2015.
Các yếu tố nền tảng vững vàng của nền kinh tế cùng với thặng dư tài khoản vãng lai ở mức cao đang là điểm tựa của nền kinh tế Singapore và nuôi dưỡng tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải. Sự tăng trưởng này được duy trì thậm chí vào những thời điểm nền kinh tế toàn cầu yếu ớt và mức nợ cao của các hộ gia đình đặt ra một rủi ro đối với Singapore - nền kinh tế có độ mở lớn và phụ thuộc nhiều vào thương mại. Mức thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua) của Singapore vẫn duy trì mức cao thứ 3 thế giới, ước tính gần 85.000 USD trong năm 2015.

2. Luxembourg - GDP bình quân đầu người: 94.167 USD

Chủ yếu nhờ ngành dịch vụ tài chính phát triển mạnh mẽ, Luxembourg có được một nền kinh tế giàu có và ổn định, mức nợ công thấp, và thể chế mạnh. Những yếu tố này cho phép Luxembourg trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người (tính theo ngang giá sức mua) cao thứ nhì thế giới, ước tính vào khoảng hơn 94.500 USD vào năm 2015. Tuy nhiên, việc siết chặt các quy chế kiểm soát ngành ngân hàng ở châu Âu và trên thế giới ít nhiều báo hiệu sự bất ổn trong thời gian tới.
Chủ yếu nhờ ngành dịch vụ tài chính phát triển mạnh mẽ, Luxembourg có được một nền kinh tế giàu có và ổn định, mức nợ công thấp, và thể chế mạnh. Những yếu tố này cho phép Luxembourg trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người (tính theo ngang giá sức mua) cao thứ nhì thế giới, ước tính vào khoảng hơn 94.500 USD vào năm 2015. Tuy nhiên, việc siết chặt các quy chế kiểm soát ngành ngân hàng ở châu Âu và trên thế giới ít nhiều báo hiệu sự bất ổn trong thời gian tới.

1. Qatar - GDP bình quân đầu người: 146.011 USD


Việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho Cúp bóng đá thế giới FIFA 2022 đã khiến nền kinh tế vốn dĩ tăng trưởng nhanh của Qatar càng tăng trưởng nhanh hơn. Ngoài ra, do là một nước phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu khí đốt, Qatar ít chịu tác động hơn ở mức độ nào đó trước sự giảm giá mạnh của dầu thô. Nhờ vậy, nước này tiếp tục đứng đầu danh sách những quốc gia có GDP bình quân đầu người, tính theo đồng giá sức mua (theo ngang giá sức mua) cao nhất thế giới năm 2015, với 146.000 USD.

Việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho Cúp bóng đá thế giới FIFA 2022 đã khiến nền kinh tế vốn dĩ tăng trưởng nhanh của Qatar càng tăng trưởng nhanh hơn. Ngoài ra, do là một nước phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu khí đốt, Qatar ít chịu tác động hơn ở mức độ nào đó trước sự giảm giá mạnh của dầu thô. Nhờ vậy, nước này tiếp tục đứng đầu danh sách những quốc gia có GDP bình quân đầu người, tính theo đồng giá sức mua (theo ngang giá sức mua) cao nhất thế giới năm 2015, với 146.000 USD.

Nhật Linh
Theo Business Insider/GF

10 quốc gia, vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới - 11