Phụ huynh “nội chiến” vì con đòi học nội trú

“Ở nhà đang sướng như tiên thì tự nhiên con bé lớn đòi vào trường nội trú cấp 3. Bố nó cũng hùa theo ủng hộ.” chị Kim Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) than vãn. Gần cả tháng nay, nhà chị “nội chiến” vì chuyện chọn trường của con.

Gia đình mâu thuẫn chuyện chọn trường

Chị Kim Dung luôn tự hào vì có cô con gái học giỏi, ngoan ngoãn, chưa bao giờ dám làm trái ý mẹ. Mọi việc cứ diễn ra êm xuôi cho đến ngày tốt nghiệp THCS, đột nhiên cô bé đòi học trường cấp 3 nội trú ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cách nhà đến gần 40 km trong khi chị Dung chỉ thích con học trường gần nhà để tiện đi lại, chăm nom.

“Tôi phản đối việc để con gái mới mười mấy tuổi đi học nội trú nhưng chồng tôi lại cho rằng nên để con tự lập, hơn nữa trường mà con chọn cũng có tiếng về chất lượng và độ tin cậy. Hai vợ chồng tranh luận gần tháng nay mà chưa ai chịu ai.”, chị Dung chia sẻ.


Kỳ vọng của bố mẹ đôi khi không phù hợp với nguyện vọng của con gây nên những cuộc “nội chiến” trong gia đình về việc chọn trường.

Kỳ vọng của bố mẹ đôi khi không phù hợp với nguyện vọng của con gây nên những cuộc “nội chiến” trong gia đình về việc chọn trường.

Khác với gia đình chị Dung, vợ chồng anh Minh Thành (Kim Giang, Hà Nội) cùng chung quan điểm “Con phải vào trường chuyên!” bởi cậu con trai của anh chị học rất giỏi. Những tưởng ông bà nội sẽ ủng hộ việc chọn phương án này khi cháu vào THPT nhưng không ngờ ông bà lại thuyết phục ngược lại vợ chồng anh Thành, để cháu vào học nội trú.

Ông bà đưa ra quan điểm thế hệ “cổ lỗ” như mình còn mạnh dạn ủng hộ cháu rèn luyện bản thân trong môi trường học tập mới kiểu nội trú tại sao thế hệ trẻ lại ngại ngần. Nghe ông bà phân tích ưu điểm của trường một cách rất cụ thể, anh Thành chỉ biết gật gù, không dám cãi lại. Còn cậu con trai của anh thì “dọa” nhịn ăn để phản đối bố mẹ khiến anh Thành càng rối như tơ vò.

Khi phụ huynh lắng nghe con

Nói đến trường nội trú, hầu hết phụ huynh nghĩ ngay đến “đi học xa nhà”, “ăn ở tập thể”, “không ai quản lý”… kéo theo đó là cảm giác lo lắng, không an tâm. Tuy nhiên, chưa nhiều phụ huynh dành thời gian tìm hiểu thực tế trường THPT nội trú là như thế nào và vì sao con em mình muốn được theo học tại đó.


Một giờ học nghệ thuật của học sinh THPT FPT.

Một giờ học nghệ thuật của học sinh THPT FPT.

Chị Dung kể, Quỳnh Như - con chị - muốn vào trường nội trú để thử mình sẽ xoay xở như thế nào khi không có mẹ bên cạnh. Sự chăm chút kỹ lưỡng của mẹ vô tình đã tạo nên một cô bé chỉ biết phụ thuộc, răm rắp nghe lời mà không được làm những gì mình thích.

Trong lần hiếm hoi dám “cãi” mẹ này, Quỳnh Như đã suy nghĩ rất kỹ, tìm hiểu thông tin về trường nội trú trên Internet, quyết định chọn trường THPT FPT, thuyết phục mẹ. Cô bạn còn lên kế hoạch sau khi mẹ đồng ý sẽ tự liên hệ làm thủ tục nhập học tại trường, làm quen với môi trường mới, với bạn bè như thế nào…. Đối với Như, những thay đổi này là cả một cuộc cách mạng, bản thân cảm nhận được sự tự lập và trưởng thành của chính mình.

Còn anh Thành, sau khi nghe ông bà phân tích về môi trường trường học nội trú, anh chưa thực sự an tâm nên đã kỳ công lên các diễn đàn học sinh để tìm hiểu. Ở đây, anh bất ngờ khi đọc được những dòng chia sẻ của những cô cậu bé cùng trang lứa với con mình: “Trường nội trú ở Việt Nam đẹp có kém gì trường Tây đâu.”, “Xa bố mẹ cũng nhớ nhưng ở ký túc với bạn bè thì vui lắm”, “Ở trường nội trú còn quy củ hơn ở nhà, 6h mình đã phải tự dậy chuẩn bị đi học và không thể thức quá 10h tối vì mọi người đều tự giác tắt điện đi ngủ hết.”…

Nhìn lại, thấy con trai mình có vẻ nhút nhát, cặp kính cận năm nào cũng tăng số vì ngoài học, cậu bé không tham gia hoạt động tập thể gì, anh Thành “đánh liều” đăng ký cho con học nội trú. Gần nửa năm trôi qua, anh nhận ra sự thay đổi rõ rệt ở con mỗi lần về thăm nhà: gầy hơn nhưng nhanh nhẹn, biết tự giặt quần áo, dọn dẹp phòng, biết đá bóng, chơi đàn nhờ những giờ học năng khiếu…. bên cạnh các môn học tự nhiên vốn là sở trường của cậu bé.

“Trường chuyên, trường tư hay nội trú không quan trọng bằng việc chọn môi trường học tập giúp con tự khám phá chính bản thân mình để sống tích cực và trưởng thành hơn.”, anh Thành chia sẻ.

Ngọc Trâm