Ngắm loài chim cực quý, nằm trong sách đỏ thế giới ở Hà Nội

(Dân trí) - Sếu đầu đỏ được xem là loài sếu hiếm thứ 2 trên thế giới, đây cũng được xem là loài chim biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Tại Hà Nội, một đôi sếu đầu đỏ hiện đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Vườn thú Thủ Lệ…

Tận mắt loài chim quý hiếm, biểu tượng của Nhật Bản ở Hà Nội

Sếu Nhật Bản hay còn gọi là sếu đỉnh đầu đỏ, được xem là loài sếu hiếm thứ hai trên thế giới, đây cũng được xem là loài vật biểu tượng cho sự trường tồn ở đất nước Nhật Bản. Vào năm 2011, vườn thú Ueno ở Tokyo (Nhật Bản) đã gửi tặng Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội) một đôi sếu Nhật Bản. Hiện đôi sếu này sinh trưởng khá tốt và thu hút đông đảo khách tham quan chiêm ngưỡng khi đến thăm vườn thú.
Sếu Nhật Bản hay còn gọi là sếu đỉnh đầu đỏ, được xem là loài sếu hiếm thứ hai trên thế giới, đây cũng được xem là loài vật biểu tượng cho sự trường tồn ở đất nước Nhật Bản. Vào năm 2011, vườn thú Ueno ở Tokyo (Nhật Bản) đã gửi tặng Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội) một đôi sếu Nhật Bản. Hiện đôi sếu này sinh trưởng khá tốt và thu hút đông đảo khách tham quan chiêm ngưỡng khi đến thăm vườn thú.
Loài sếu này có lông màu trắng, diềm cánh đen, đỉnh đầu có đám da trần màu đỏ trông như mào. Ở Nhật Bản, sếu đầu đỏ được xem là loài chim lớn nhất, khi trung bình một con sếu trưởng thành có thể đạt trọng lượng từ 7-10kg, thậm chí có những con sếu được ghi nhận nặng đến 15kg.
Loài sếu này có lông màu trắng, diềm cánh đen, đỉnh đầu có đám da trần màu đỏ trông như mào. Ở Nhật Bản, sếu đầu đỏ được xem là loài chim lớn nhất, khi trung bình một con sếu trưởng thành có thể đạt trọng lượng từ 7-10kg, thậm chí có những con sếu được ghi nhận nặng đến 15kg.
Ngắm loài chim cực quý, nằm trong sách đỏ thế giới ở Hà Nội - 3
Chiều cao trung bình của sếu đầu đỏ từ 1,4m-1,6m, chúng sống ở các vùng đầm lấy và thức ăn là các loài cá, tôm hoặc côn trùng.
Chiều cao trung bình của sếu đầu đỏ từ 1,4m-1,6m, chúng sống ở các vùng đầm lấy và thức ăn là các loài cá, tôm hoặc côn trùng.
Không chỉ được xem là loài chim biểu tượng cho sự trường thọ, tại Nhật Bản loài chim này còn tượng trưng cho sự trường thọ, thủy chung và may mắn. Nếu đến đất nước Phù Tang, bạn sẽ không khó để nhận ra hình ảnh của loài chim này xuất hiện ở khắp mọi nơi từ quần áo, nhà cửa, các vật phẩm lưu niệm… thậm chí, chúng còn được sử dụng như một biểu tượng để trang trí cho các trang phục cưới truyền thống của Nhật.
Không chỉ được xem là loài chim biểu tượng cho sự trường thọ, tại Nhật Bản loài chim này còn tượng trưng cho sự trường thọ, thủy chung và may mắn. Nếu đến đất nước Phù Tang, bạn sẽ không khó để nhận ra hình ảnh của loài chim này xuất hiện ở khắp mọi nơi từ quần áo, nhà cửa, các vật phẩm lưu niệm… thậm chí, chúng còn được sử dụng như một biểu tượng để trang trí cho các trang phục cưới truyền thống của Nhật.
Theo ước tính, hiện nay chỉ còn có khoảng 1500 con sếu Nhật Bản cư trú trong thiên nhiên hoang dã, trong đó 1000 con sống tại Trung Quốc. Đây là một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng nhất trên thế giới.
Theo ước tính, hiện nay chỉ còn có khoảng 1500 con sếu Nhật Bản cư trú trong thiên nhiên hoang dã, trong đó 1000 con sống tại Trung Quốc. Đây là một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng nhất trên thế giới.
Loài chim này nổi bật bởi bộ lông màu trắng, thân hình uyển chuyển
Loài chim này nổi bật bởi bộ lông màu trắng, thân hình uyển chuyển
Tại Việt Nam, sếu đầu đỏ là loài động vật quý hiếm và nằm trong sách đỏ cần phải bảo vệ.
Tại Việt Nam, sếu đầu đỏ là loài động vật quý hiếm và nằm trong sách đỏ cần phải bảo vệ.
Sếu đầu đỏ là loài động vật chung thủy. Một khi đã kết đôi, chúng sẽ ở với nhau trọn đời. Thậm chí, khi con mái chết đi, con sếu đầu đỏ đực sẽ thủy chung, thậm chí còn tuyệt thực để đi theo con mái.
Sếu đầu đỏ là loài động vật chung thủy. Một khi đã kết đôi, chúng sẽ ở với nhau trọn đời. Thậm chí, khi con mái chết đi, con sếu đầu đỏ đực sẽ thủy chung, thậm chí còn "tuyệt thực" để đi theo con mái.
Theo các chuyên gia tại Vườn thú Hà Nội, đôi sếu đầu đỏ Nhật Bản thích ứng khá tốt với khí hậu Việt Nam.
Theo các chuyên gia tại Vườn thú Hà Nội, đôi sếu đầu đỏ Nhật Bản thích ứng khá tốt với khí hậu Việt Nam.
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh đôi sếu đầu đỏ quý hiếm khi đến tham quan vườn thú.
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh đôi sếu đầu đỏ quý hiếm khi đến tham quan vườn thú.

Hà Trang

Ảnh, Video: Toàn Vũ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm