Nghệ An: Liều trồng giống lúa lạ chỉ có bên Tây, làm ra thứ mì cũng lạ, chị nông dân xinh đẹp có chục tỷ

Giống lúa mạch thường chỉ trồng ở các nước Châu Âu, Mỹ...Nhưng bất ngờ giống lúa lạ này lại đang được trồng ở tỉnh Nghệ An. Người trồng lúa mạch đầu tiên là chị nông dân xinh đẹp Đặng Thị Tâm xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu.

Từ trồng lúa mạch và các loại rau, củ khác chị Đặng Thị Tâm xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã sản xuất ra nhiều loại mì giàu dinh dưỡng, được thị trường trong nước và thế giới chấp nhận.

Người đầu tiên trồng lúa mì ở tỉnh Nghệ An

Hành trình trồng lúa mạch và chế biến mầm lúa mạch thành các sản phẩm mì hữu cơ dinh dưỡng của chị Đặng Thị Tâm khá vất vả. Thời gian đầu chị Tâm nảy sinh ý tưởng trồng lúa mạch để lấy mầm lúa chế biến mì hữu cơ, nhưng không được nhiều người ủng hộ.

Họ cho rằng, chị Tâm đưa giống lúa mạch với Việt Nam là giống lúa lạ. Lúa mạch có trồng ở các nước châu Âu, Mỹ vào trồng trên vùng đất cát đầy nắng gió ở xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) là dễ thất bại.

Nghệ An: Liều trồng giống lúa lạ chỉ có bên Tây, làm ra thứ mì cũng lạ, chị nông dân xinh đẹp có chục tỷ - 1

Tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An), công nhân đang làm cỏ cho lúa mạch để chuẩn bị thu hoạch đưa vào chế biến thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ. Ảnh: Cảnh Thắng

Trước khi trồng lúa mạch và xây dựng nhà xưởng sản xuất mì hữu cơ mà thành phần chính là mầm lúa mạch, rồi sau này là mì rau, củ các loại, năm 2018 chị Đặng Thị Tâm đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cụ thể, chị đã nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu để trồng thử nghiệm trồng lúa mạch, cải bó xôi, mè đen, củ cải đỏ, sâm cát.... Chị làm nghiên cứu là để xem các loại cây lúa lạ, cây rau lạ, củ lạ này có phù hợp với vùng đất xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) hay không.

Sau một thời gian mày mò nghiên cứu, trồng thực tế và dốc sức chăm bón đúng kỹ thuật, giống lúa mạch và các giống rau, củ, quả cái bó xôi, mè đen, sâm cát, củ cải đỏ...cũng đã bén duyên trên vùng đất cát xứ Nghệ.

Đến năm 2020 các sản phẩm mì hữu cơ mà thành phần chính là mầm lúc mạch và mì hữu cơ làm từ các loại rau, củ, quả hữu cơ đã có mặt trên thị trường mang thương hiệu An An Agri đã chinh phục được người tiêu dùng bởi lợi ích của nó đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Nghệ An: Liều trồng giống lúa lạ chỉ có bên Tây, làm ra thứ mì cũng lạ, chị nông dân xinh đẹp có chục tỷ - 2

Chị Đặng Thị Tâm, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An bên ruộng lúa

mạch trồng để lấy mầm làm nguyên liệu chế biến mì hữu cơ sinh dưỡng của mình. Ảnh: Cảnh Thắng

Trao đổi với PV Dân Việt, chị Đặng Thị Tâm cho hay: "Thời điểm năm 2017, tình cờ đi du lịch bên nước Nhật, tôi được ăn một bát mì chế biến từ mầm lúa mạch. Tôi ăn thấy rất ngon và cùng từ đó nung nấu ý tưởng làm giàu từ sản phẩm mì hữu cơ tương tự trên quê hương Nghệ An....".

Lúc đầu mày mò làm mì hữu cơ từ mầm lúa mạch chị Tâm rất cũng bỡ ngỡ và nhiều công việc mới mẻ. Nhưng sau khi đem giống lúa mạch về trồng vùng đất Diễn Thành, cây lúa mạch phát triển tốt, chị Tâm mừng lắm. 

Đặc biệt được sự giúp đỡ về kinh nghiệm trồng lúa mạch và kỹ thuật trồng lúa mạch cũng như chế biến mầm lúa mạch của chuyên gia Nhật Bản, cuối cùng sản phẩm mì hữu cơ cuối cùng cũng được đưa ra thị trường vào cuối năm 2018.

Chị Đặng Thị Tâm nhớ lại: "Thời điểm nhập máy móc thiết bị về xưởng để bắt tay vào làm mì hữu cơ, mình cùng các cộng sự đã thức trắng 2 ngày đêm để đảm bảo dây chuyền hoạt động tốt nhất. Lúc đó, do chưa quen với hệ thống máy nghiền bột nên bàn tay tôi bị máy cán đứt 5 ngón tay. Tôi đau lắm, muốn buông bỏ cuộc tất cả...",

Hơn 1 năm trời nằm trong bệnh viện điều trị vết thương ở 5 ngón tay, chị Tâm suy nghĩ rất nhiều giữa ước mơ làm giàu của mình cũng như gian nan, thử thách chồng chất phía trước. 

Nhưng được gia đình và người thân động viên chị lại đứng lên tiếp tục theo đuổi với ý tưởng làm ra thứ mì hữu cơ tốt cho sức khỏe con người ngay trên chính mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Bản lĩnh của doanh nhân xứ Nghệ

Để có sản phẩm mì hữu cơ có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, chị Tâm và các cộng sự đã tuân thủ đúng quy trình từ khâu tuyển chọn hạt giống (trong đó có hạt lúa mạch giống), gieo trồng theo phương pháp hữu cơ- Organic, thu hái và chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sản phẩm mì hữu cơ do cơ sở An An Agri do chị Tâm làm chủ đều nhận được sự cố vấn về chuyên môn của chuyên gia Nhật Bản.

Điều này đã tạo ra những sợi mì hữu cơ mang tên Anpaso ngon ngọt tự nhiên, không phụ gia, không chất bảo quản, mang hương vị tự nhiên, thanh mát từ mầm lúc mạch và rau, củ, quả, sâm cát trồng hữu cơ.

Nghệ An: Liều trồng giống lúa lạ chỉ có bên Tây, làm ra thứ mì cũng lạ, chị nông dân xinh đẹp có chục tỷ - 3

Chị Đặng Thị Tâm, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đang làm cỏ cho ruộng lúa mạch của mình. Ảnh: Cảnh Thắng

Mì rau củ hữu cơ-Organic mang thương hiệu An An Agri có nhiều sản phẩm mang hương vị khác nhau như: cải bó xôi, mầm lúa mạch, sâm cát, đông trùng hạ thảo, củ cải đỏ, mè đen, hạt mùi…

Các sản phẩm mì hữu cơ mang hương vị nêu trên của cơ cở An An Agri hiện đã có mặt trên thị trường và được người tiêu dùng mọi lứa tuổi chấp nhận.

"Ngoài vùng nguyên liệu lúa mạch, rau, củ, quả được trồng theo hướng hữu cơ và khu nhà xưởng chế biến, hiện nay chúng tôi đang thành lập một công ty mới chuyên kinh doanh, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng... cho những sản phẩm mà xưởng sản xuất ra.", chi Tâm cho biết.

Hiện nay ngoài diện tích vùng nguyên liệu đang có với diện tích 6 ha tại xã Diễn Thành, sắp tới được sự giúp đỡ của UBND huyện Diễn Châu, chị Đặng Thị Tâm mở rộng thêm diện tích trồng rau, củ, quả hữu cơ tại xã Diễn Phúc để chủ động mở rộng công suất chế biến mì hữu cơ.

Nghệ An: Liều trồng giống lúa lạ chỉ có bên Tây, làm ra thứ mì cũng lạ, chị nông dân xinh đẹp có chục tỷ - 4

Chị Tâm bên các sản phẩm mì hữu cơ chế biến từ mầm lúa mạch, từ các loại rau, củ, quả trồng theo phương pháp hữu cơ. Ảnh: Cảnh Thắng

Trong các sản phẩm mì hữu cơ mang thương hiệu An An Agri, thì có 2 sản phẩm chính là mì cải bó xôi và mì tinh chất mầm lúa mạch đang được tiêu thụ tốt tại thị trường trong nước, và bước đầu xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhận Bản, Canada.

Bên cạnh việc mở rộng thị trường với các sản phẩm mì hữu cơ chế biến từ mầm lúa mạch và các loại rau, củ, quả, chị Đặng Thị Tâm còn nghiên cứu và cho ra đời thêm những sản phẩm mì giàu chất dinh dưỡng có đông trùng hạ thảo, củ cải đỏ, mè đen, hạt mùi, mì sâm cát...

"Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, các sản phẩm mì hữu cơ mang thương hiệu An An Agri sẽ có mặt tại các hệ thống siêu thị lớn tại các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ...", chị Tâm tự tin chia sẻ.

Hiện nay, các sản phẩm cơ sở sản xuất mì hữu cơ An An Agri của chị Đặng Thị Tâm đang dần có chỗ đứng trên thị trường.

Cơ sở sản xuất mì hữu cơ An An Agri của chị Tâm còn tạo công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Cơ sở của chị ngày càng được mở rộng, số việc làm sẽ ngày càng tăng thêm. Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 thuyên giảm thì doanh thu từ các sản phẩm mì hữu cơ do cơ sở An An Agri sản xuất ra ước tính đạt 10 tỷ đồng/năm.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm