"Vũ khí bí mật" của văn hóa truyền thông

(Dân trí)- Để "bắt" độc giả phải bỏ tiền mua cuốn tạp chí, để "buộc" độc giả không rời mắt khỏi cuốn tạp chí giữa cả sạp báo đa màu, những người làm truyền thông phải có ý tưởng thiết kế bìa xuất sắc!

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Cuốn The Phaidon Archive of Graphic Design là một bộ sưu tập bằng hình ảnh tất cả những mẫu thiết kế từng làm thay đổi lịch sử loài người hoặc có ảnh hưởng đối với nền văn hóa đại chúng. Cuốn sách được đánh giá cao về mức độ sáng tạo với hơn 500 mẫu thiết kế được chọn lọc và đưa vào một “cuốn sách” dưới dạng một chiếc hộp, trong đó mỗi trang sách là một tấm bìa khắc họa hình một mẫu thiết kế ấn tượng từng in dấu trong lịch sử truyền thông.

Trong cuốn sách đồ sộ này có 14 bìa báo được đưa vào vì những giá trị thẩm mỹ nhiếp ảnh, nghệ thuật tạo hình và ẩn dụ thông minh cho một thông điệp báo chí nào đó. Cuốn sách này là một sự tổng hợp đa dạng và kỳ công từ những mẫu thiết kế đời thường như vỏ chai Coca-Cola, cho tới biểu tượng văn hoá như nhạc punk hay bìa tạp chí nổi tiếng Vogue.
 
The Chap Book - William H Bradley
 

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Họa sĩ Bradley thiết kế bìa báo này năm 1895 nhân dịp lễ Tạ ơn trên bìa tạp chí văn học Chap-Book. Đây là một trong những thiết kế ấn tượng nhất đánh dấu sự ra đời của một phong cách thiết kế bìa báo đầy tính nghệ thuật tại Mỹ. Bradley đã tận dụng kỹ thuật in nổi mới xuất hiện lúc bấy giờ. Bìa báo ngay lập tức gây ấn tượng với độc giả và kể từ đó các nhà xuất bản bắt đầu in những bìa báo ấn tượng thành những tấm poster cỡ lớn để người bán treo trước sạp như một cách quảng cáo cho ấn bản của mình. Đúng như nhận định “Muốn biết một quyển sách có hay không, hãy nhìn vào bìa của nó”, kể từ đây người ta bắt đầu đặc biệt chú ý tới cách thiết kế bìa sách báo, tạp chí để bắt mắt người mua.

Blast - Wyndham Lewis

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Chủ biên của tờ Blast là nhà báo, nhà văn Wyndham Lewis. Đúng như tên gọi “Nổ tung” của nó, Blast tồn tại rất ngắn ngủi, chỉ trong hai kỳ là nó đã “tiêu tùng”. Nhưng trong xứ mạng ngắn ngủi đó, nó là một tạp chí tiên phong thúc đẩy tiến bộ của phong trào nghệ thuật mới đương đại. Tạp chí bao gồm những tác phẩm thơ và văn xuôi của những tác giả nổi tiếng trong thập niêm 1910. Tuy chỉ ra có hai kỳ, nhưng bìa báo được đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật nóng hổi về đề tài thế chiến I.

Vanity Fair - Mehemed Fehmy Agha

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Tạp chí Vanity Fair của Mỹ đã mở rộng đường tới Châu Âu kể từ năm 1929 khi họa sĩ gốc Nga Agha chuyển từ tờ tạp chí Đức Vogue sang làm cho Vanity Fair. Agha đã đảm nhiệm vị trí chỉ đạo thiết kế nghệ thuật cho tạp chí vì ông hiểu rất rõ kỹ thuật in ấn. Ngoài ra, Agha còn am hiểu thị hiếu của người Châu Âu khi đó. Các thiết kế của ông là sự kết hợp giữa phong cách lãng mạn, sa hoa của Paris và sự thực dụng, chính xác của người Đức. Bằng những mẫu thiết kế khôn ngoan đánh vào thị hiếu thẩm mỹ, Vanity Fair đã trở thành một trong những tạp chí thịnh hành nhất tại Châu Âu.

Vogue - Mehemed Fehmy Agha
 

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Số ra tháng 8/1940 được thiết kế bởi Mehemed Fehmy Agha và nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng người Đức Horst Paul Albert Bohrmann. Agha đã đưa tới những đặc trưng nghệ thuật nổi bật của tờ Vogue khi đó - tiên phong trong việc sử dụng ảnh màu, phóng to hình minh họa choán gần hết bìa báo, hòa trộn phong cách Picasso, Matisse, Dali trong các mẫu bìa…

Scope - Lester Beall

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Scope là một tạp chí y học của Mỹ dành cho các chuyên gia sức khỏe và những người hoạt động trong ngành y. Nhà thiết kế của báo Lester Beall bị ảnh hưởng bởi trường phái siêu thực với phong cách Bauhaus (một phong cách thịnh hành ở Đức trong thập kỷ 1940). Beall kết hợp cả nhiếp ảnh, nghệ thuật minh họa và thiết kế phông chữ để tạo nên hiệu ứng kịch tính trong tác phẩm của mình. Ông nổi tiếng với phong cách tự do và đôi khi tự động đưa mẫu thiết kế của mình cho nhà in mà không cần sự đồng ý của ban giám đốc.

Seventeen - Cipe Pineles

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Sau 10 năm thiết kế bìa báo cho tạp chí Glamour, Pineles chuyển sang làm cho Seventeen, tạp chí đầu tiên tập trung khai thác đối tượng là các cô gái tuổi teen. Ấn bản tháng 7/1949 này đã thể hiện phong cách thiên về chi tiết và tư tưởng sáng tạo với những mẫu thiết kế đồ họa của Pineles. Trong hình, cô gái như được phản chiếu bởi một tấm gương. Thiết kế này đòi hỏi sự tính toán cẩn thận để trông y như thật.

Flair - Federico Pallavicini

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Ẩn bản đầu tiên ra vào tháng 2/1950 này là một tạp chí “đoản mệnh” khác của Mỹ. Bìa báo được thiết kế bởi nghệ sĩ người Ý Pallavicini, sử dụng kỹ thuật cắt dập để làm lộ ra trang giấy bên dưới tờ bìa. Bên trong tờ tạp chí, kỹ thuật cắt dập, chèn hình và dập ghép trang được sử dụng để tạo ấn tượng về một tạp chí có tính nghệ thuật cao, khiến độc giả tưởng như mỗi quyển báo đều được chăm chút bằng tay một cách tỉ mỷ. Cách thiết kế của Flair đã gây ảnh hưởng lớn và truyền cảm hứng cho những nhà thiết kế tạp chí cho tới tận hôm nay.

Design - Ken Garland

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Ấn bản ra tháng 3/1962 này được thiết kế bởi họa sĩ người Anh Ken Garland, nó là một thiết kế đơn giản nhưng rất kịch tính với những hình khối được khắc họa đậm nét dưới góc độ nhiếp ảnh và được cắt crop rất “chặt” cùng hiệu ứng thiết kế đã làm nổi bật nhan đề tờ báo.

Oz - Martin Sharp

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Tạp chí Oz là một trong những tạp chí ấn tượng nhất về mặt thiết kế trong thập niên 1960. Tạp chí của Anh này chuyên về chủ đề chính trị. Người thiết kế bìa báo Martin Sharp đồng thời cũng là chuyên gia thiết kế các poster cho ca sĩ Bob Dylan, Donovan và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác. Những mẫu thiết kế của Sharp luôn mang hơi hướng cổ điển. Trong số ra tháng 10/1967, Sharp khắc họa ca sĩ Bob Dylan – một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 5 thập kỷ qua.

Avant Garde - Herb Lubalin

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Là một tạp chí nghệ thuật trình bày những nội dung liên quan tới vấn đề chính trị lồng ghép một cách khéo léo qua những hình ảnh gợi cảm khơi gợi trí tưởng tượng và liên tưởng của độc giả. Avant Garde rất được yêu chuộng và trở thành một trong những từ báo thể hiện luồng tư tưởng chính trị chủ đạo của người dân Mỹ trong thập niên 1960. Nó nhanh chóng trở thành ấn phẩm khơi mào ra nhiều cuộc tranh luận trên chính trường. Hoạ sĩ Lubalin đã thiết kế ra hình minh hoạ xuất sắc này cùng nét chữ đặc trưng riêng có của báo.

n+m - Erwin Poell

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



n+m là ký hiệu viết tắt cho từ gốc Hy Lạp Naturwissenschaft und Medizin (Natural Science and Medicine – Khoa học tự nhiên và Y học). Đây là một tạp chí y học nổi tiếng trong thập niên 1960 được thiết kế bởi Erwin Poell, người đã mang thuật ảo giác vào trong nghiên cứu khoa học. Ông cũng là người thiết kế ra những bìa báo đầy phong cách mà đây là một ví dụ. Thiết kế năm 1969 này có liên quan tới chủ đề xuyên suốt của ấn phẩm trong đó đề cập tới cấu trúc của các tế bào thần kinh và dân số thế giới.

The Face - Neville Brody

Vũ khí bí mật của văn hóa truyền thông



Nhà thiết kế đồ hoạ người Anh Neville Brody đã sáng tạo ra bìa tạp chí The Face ấn phẩm ra tháng 5/1980 này. Ngay lập tức nó khơi mào cho cái gọi là “phong cách của thập niên 1980”. Thiết kế mang tính định hướng nghệ thuật tiên phong của Brody đã hoà trộn giữa hình ảnh và thiết kế tít báo nhằm hỗ trợ làm nổi bật trang bìa cùng ý tưởng cắt crop ảnh tạo kịch tính đã khiến bìa tạp chí ra tháng 7/1983 này hình thành nên một khái niệm mới về ngôn ngữ hình ảnh cho các bìa tạp chí.

 
 
Hồ Bích Ngọc
Theo Guardian