1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Vang mãi “Bản hùng ca mùa xuân” bất tử Mậu Thân 1968

(Dân trí) - Vào lúc 20 giờ tối 2/2, dưới không gian tràn ngập ánh sáng lung linh, chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Bản hùng ca mùa xuân” khai mạc trong không khí hào hùng.

Chương trình nhằm kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, 40 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973); do Đài Truyền hình TP HCM tổ chức, được diễn ra trên 3 điểm cầu: TP HCM (Dinh Thống Nhất), Huế (Kỳ đài – Quảng trường Ngọ Môn) và Cần Thơ (Tượng đài chiến thắng Quân khu 9).

Với sự chuẩn bị công phu, thiết kế sân khấu hoành tráng, rực rỡ ánh sáng chương trình đã thu hút rất đông khán giả đến xem. Âm nhạc và múa là hai ngôn ngữ nghệ thuật chính được sử dụng trong chương trình. Có đến 15 tiết mục văn nghệ với các ca khúc mang không khí hào hùng, âm hưởng cách mạng như: Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Ca ngợi Tổ quốc, Hành trình tuổi 20....

Bản hùng ca mùa xuân mở đầu với những hình ảnh hào hùng
Bản hùng ca mùa xuân mở đầu với những hình ảnh hào hùng

Đan xen vào là các câu chuyện của nhân vật lịch sử, giao lưu với các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ và những thước phim tư liệu... vời thời lượng cô đọng, chuyển tải ý nghĩa sâu sắc, cầu truyền hình đã tái hiện lại những giây phút hào hùng của đất nước vào chiến dịch giải phóng mùa xuân Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn, Cần Thơ và Huế ngày nào.

Ðó là câu chuyện của tiểu đội 11 cô gái sông Hương (Huế) đã cùng với bộ đội chủ lực đánh chặn cả một tiểu đoàn Mỹ; chuyện 15 chiến sĩ đội 11 biệt động đánh chiếm tòa đại sứ Mỹ (Sài Gòn) từng gây chấn động dư luận thế giới; sự kiện hai tiếng súng đặc biệt vang lên trong trận đánh dinh Ðộc Lập vào mồng 2 tết năm 1968...

Rất đông các chiến sĩ Mậu Thân 1968 ngày nào về tham dự
Rất đông các chiến sĩ Mậu Thân 1968 ngày nào về tham dự

Xuyên suốt các câu chuyện, chương trình đã truyền tải một điểm nổi bật đó là “thế trận của lòng dân”. Chính ý chí quyết tâm cao, lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự do thống nhất đất nước của người dân là nguồn sức mạnh to lớn giúp cuộc cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.

Cầu truyền hình “Bản hùng ca mùa xuân” được thực hiện nhằm khẳng định ý nghĩa chiến lược của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và Hiệp định Paris. Đó chính sức mạnh vô song của lực lượng cách mạng bằng ba mũi giáp công, đánh trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao, khẳng định tính đúng đắn và độc đáo của nghệ thuật quân sự của Đảng ta.

Dưới đây là những hình ảnh được CTV tại Huế ghi lại: 

 
Bài hát Cô gái Sài Gòn đi tải đạn ngọt ngào, sâu lắng

Bài hát "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn" ngọt ngào, sâu lắng
Các ca khúc tái hiện lại những năm tháng hào hùng

Các ca khúc tái hiện lại những năm tháng hào hùng
Nhiều tiết mục được đầu tư khá công phu

Nhiều tiết mục được đầu tư khá công phu
Màn pháo hoa ấn tượng, hoành tráng
Màn pháo hoa ấn tượng, hoành tráng

Q.Tiến – Đ.Dương