Văn học Việt Nam “dò dẫm” ra thế giới

(Dân trí) - Văn học Việt Nam vẫn là một “bí ẩn” cực lớn đối với cộng đồng yêu thích văn học thế giới, còn với nhà văn và những người làm công tác xuất bản, họ vẫn chưa thực sự tìm ra được một con đường “bước ra ánh sáng."

Nói là “dò dm” là bi tuy đã có nhng tác phm được bán bn quyn và xut bn ra nước ngoài, nhưng Văn hc Vit Nam vn là mt “bí n” cc ln đi vi cng đng yêu thích văn hc thế gii, còn vi nhà văn và nhng người làm công tác xut bn, h vn chưa thc s tìm ra được mt con đường “bước ra ánh sáng”.

L Tn nói: “Trên thế gii thc ra không có đường, đường là do người ta đi mãi mà thành thôi”. Câu nói đó đúng trong tt c mi chuyn k c vi thực trạng của Văn học Việt Nam hiện nay. Không phải là Văn học Việt Nam không có sức hút và không có vị thế, bằng chứng là các tác phẩm của nhà văn Chu Lai đã từng được xuất bản tại Pháp và gây được tiếng vang không nhỏ. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, Chu Lai và một vài nhà văn khác chỉ là phần nổi của cả một tảng băng chìm là rất nhiều các nhà văn Việt Nam có thực lực nhưng chưa được “bước ra ánh sáng” khác.

Đó cũng chính là niềm trăn trở của Lệ Chi - Giám đốc Chibook. Trong khoảng 3 năm qua, Chibook đã xuất bản rất nhiều tác phẩm được mua bản quyền của nước ngoài, trong đó có nhiều tác giả nổi tiếng thế giới như: Rick Riordan, Rachel Gibson, Tami Hoag... và nhận được không ít những lời đề nghị của bạn bè thế giới muốn tìm hiểu về văn học Việt Nam.

Văn học Việt Nam “dò dẫm” ra thế giới
Nhà văn Dương Bình Nguyên ký hợp đồng để Chibook đại diện bản quyền

“Khi công ty chúng tôi tham gia các hội chợ sách tại các nước châu Á cũng như thế giới, tôi đã giới thiệu và hỏi các đơn vị bạn rằng họ biết gì về Văn học Việt Nam không thì gần như tất cả đều lắc đầu nhưng kèm theo đó là những câu hỏi rất kỹ về Văn học Việt bởi họ rất tò mò và muốn hợp tác, xuất bản các tác phẩm Văn học Việt. Thế nhưng, họ gần như không có thông tin gì về Văn học Việt Nam bởi họ không rành ngôn ngữ Việt còn các nhà xuất bản Việt lại dường như chưa chú trọng đúng mức việc quảng bá văn học Việt ra nước ngoài”, chị Lệ Chi cho biết.

Theo đánh giá của nữ giám đốc trẻ tuổi đầy năng động này, Văn học Việt Nam hoàn toàn có thể “làm nên chuyện” trên thị trường quốc tế nếu “chúng ta có sự đầu tư đúng mức trong việc quảng bá hình ảnh và mang đến cho các NXB quốc tế thông tin đầy đủ và kỹ càng hơn. Bởi bạn bè quốc tế dường như “mù tịt” thông tin về Văn học Việt Nam. Do đó, bước đầu chúng tôi sẽ xây dựng một trang web bằng tiếng Anh để các NXB quốc tế có thể tìm hiểu thông tin về Văn học Việt Nam”.

Với ba năm thành lập và phát triển, Chibook đã khá thành công trong việc hợp tác với quốc tế khi họ mời được Lục Tiểu Linh Đồng - diễn viên nổi tiếng đồng thời là tác giả của cuốn Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây du hay nhà văn trẻ được tạp chí Times bình chọn là Gương mặt trẻ châu Á 8x Xuân Thụ sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Do đó, Lệ Chi thừa nhận, chị muốn sử dụng mối quan hệ này để đưa văn học Việt Nam ra thế giới.

Văn học Việt Nam “dò dẫm” ra thế giới
Việt Nam gần như "nhập siêu" văn học

“Hiện tại chúng tôi đã ký hợp đồng đại diện với khoảng 20 nhà văn trẻ đương đại của Việt Nam như: Phan Hồn Nhiên, Dương Bình Nguyên, Bùi Anh Tấn, Cấn Vân Khánh, Trần Thu Trang, Nguyễn Vĩnh Nguyên... Với những hợp đồng này, chúng tôi có đủ thẩm quyền để quảng bá và làm đại diện của họ khi các đơn vị quốc tế muốn mua bản quyền sách Việt Nam”, giám đốc Chibook tâm sự.

Con đường và mục tiêu đã rõ, tuy nhiên để thực hiện được điều đó lại không hề đơn giản một chút nào. Cho tới nay, Chibook là đơn vị tư nhân đầu tiên “lội ngược dòng” bán bản quyền văn học ra nước ngoài trong khi Việt Nam gần như là “nhập siêu” trong nền “công nghiệp xuất bản sách”. Thiếu kinh nghiệp, thiếu sự hỗ trợ pháp lý cần thiết, thiếu luôn cả những “lối mòn” để có thể theo đó mà định hướng... Có thể nói, “con đường” mà Chibook đang nỗ lực để mở ra thực sự mịt mù chông gai và gập ghềnh khó khăn.

Phan Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm