Văn hóa xưng hô của người Việt trong mắt một người Anh

Quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng từ ngữ xưng hô đã gây ra những khó khăn trong giao tiếp bởi người Việt quá đề cao vấn đề tuổi tác, đó là cảm nhận của nhà báo Connla Stokes đăng trên tờ The Guardian (Anh) hôm 5/8.

Connla Stokes chia sẻ, trong ngày giỗ của dì vợ anh, một người Hà Nội, ở TPHCM, anh đã hết sức ngạc nhiên vì những nét khác biệt, đặc trưng của từ ngữ xưng hô tiếng Việt so với các ngôn ngữ trên thế giới.

Theo Connla, khi nói chuyện, người Việt rất cứng nhắc bởi ảnh hưởng của quan hệ họ hàng nên tất cả đều biết rõ vai vế của mình đối với người khác. Mối quan hệ giữa các thế hệ có phần rắc rối, đặc biệt khi người giao tiếp tái hôn. Giả sử, khi Connla được giới thiệu với con gái riêng của chồng chị gái cùng cha khác mẹ với mẹ vợ anh thì điều này càng trở nên vô cùng phức tạp.

Văn hóa xưng hô của người Việt trong mắt một người Anh

Người Việt đề cao vấn đề tuổi tác và vai vế gia đình trong giao tiếp nên thường gây khó khăn cho những người không thông thạo tiếng Việt như Connla.

“Trong mắt một người 38 tuổi như tôi, cô ấy có thể được gọi là “bác” hoặc thậm chí là “bà” nhưng tôi vẫn phải gọi là “chị” và người chồng khoảng hơn 70 tuổi của cô ấy là “anh”. Người này là đàn ông lớn tuổi nhất trong đám giỗ, nhưng theo quan hệ gia đình bên vợ, ông ấy thậm chí còn không thuộc hàng ngũ những người có vai vế cao nhất. Trong khi đó, cha vợ tôi, cũng trong độ tuổi này lại được ông kia gọi là “chú”.

Connla nói, trước bữa ăn, “chủ đề” giới thiệu tên tuổi và vai vế lại bắt đầu.

“Một người đàn ông 35 tuổi, dường như là "cháu trai" của tôi, đã bảo con gái 10 tuổi của mình gọi tôi là “ông” và gọi con trai 4 tuổi của tôi là “chú”. Vợ tôi là con cả trong gia đình nên con trai của em gái cô ấy cũng phải gọi con trai tôi là “anh” mặc dù thằng bé lớn tuổi hơn con tôi”.

Văn hóa xưng hô của người Việt những nét dị biệt so với các ngôn ngữ trên thế giới.

Văn hóa xưng hô của người Việt những nét dị biệt so với các ngôn ngữ trên thế giới.

Nhà báo người Anh này cũng nhận xét, người Việt thường xưng với ngôi thứ ba, và điều này đã trở thành bản sắc trong giao tiếp ở gia đình. Ví dụ, người mẹ sẽ xưng là “mẹ” hoặc “má” khi nói chuyện với con của mình, trong khi người nước ngoài chỉ sử dụng từ này trong trường hợp người con nhắc đến mẹ trong giao tiếp với người khác. Connla nói điều này đặc biệt “rất hữu ích” khi gặp họ hàng xa, những người mà chúng ta có thể đã gặp hoặc chưa từng giao tiếp.

“Một lần, trong dịp sum họp lớn của gia đình, vợ tôi nói tôi hãy tỏ lòng kính trọng với một người phụ nữ trung niên bởi bà này là người có vai vế lớn trong gia đình vợ tôi. Tuy nhiên, khi tôi hỏi tên của bà ấy thì vợ tôi nói không nhớ và không quan trọng và rằng tôi chỉ cần chào là “bác”.
 
Trong gia đình, người Việt cũng thích sử dụng những từ ngữ trong xưng hô quan hệ họ hàng, Connla nhận định. Giả sử, nếu không hỏi trực tiếp, khi giao tiếp với một người có vai vế tương tự như mình, người Việt thường nhìn vào dáng vẻ bên ngoài để đoán tuổi và lựa từ xưng hô. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng chính xác, ví dụ một người mà nhiều năm nay vợ Connla gọi là “chị”, đến nay cô ấy mới hay phụ nữ này trẻ tuổi hơn mình.

Theo Hải Yến
Thể thao & Văn hóa