Tưởng nhớ 13 thanh niên xung phong Truông Bồn năm xưa

(Dân trí)- 5h30 ngày 31/10/1968, 13 trong 14 chiến sỹ thuộc Đại đội 317 Tổng đội TNXP Nghệ An đã vĩnh viễn nằm lại giữa lòng đất Truông Bồn lịch sử.

Trong tập thể 13 liệt sỹ có 9 người quê huyện Yên Thành gồm: Trần Thị Doãn (SN 1948 Tiểu đội phó, xã Sơn Thành); Hà Thị Đang (SN1948, Thị tứ Hồng Thành nay là Thị trấn Yên Thành); Hoàng Thị Nhung (SN 1948, xã Lăng Thành); Nguyễn Thị Tâm (SN 1946, xóm 6 Hợp Thành); Phạm Thị Dung (SN 1948, xóm 2 Hợp Thành); Nguyễn Thị Phúc (SN 1947, xóm 6 xã Phúc Thành); Vũ Thị Hiên (SN 1948, xóm 4 xã Tăng Thành); Đàm Thị Bốn (SN 1947, xã Khánh Thành); Trần Văn Hạp (SN 1947 xóm Tường Lai, xã Vĩnh Thành). Bốn Liệt sỹ quê các huyện khác gồm: Nguyễn Thị Văn (SN 1950, xã Thượng Sơn, Đô Lương); Nguyễn Thị Hoài (SN 1951, xã Hưng Yên, Hưng Nguyên); Đinh Thị Vinh (SN 1950, xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu) và Cao Ngọc Hoà (SN 1948, xã Diễn Lộ, Diễn Châu).

Người sống sót duy nhất của tiểu đội 2, đó là Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông (SN 1946, quê xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, hiện trú tại khối Yên Duệ, phường Đông Vĩnh, TP Vinh). 

Bốn mươi năm sau, ngày 23/9/2008 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký QĐ số 1304/QĐ- CTN phong tặng Danh hiệu AHLLVTND cho tập thể 14 chiến sỹ TNXP Truông Bồn thuộc Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An. 

Ngày 26/10/2008 tại Truồng Bồn, UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm sự kiện Truông Bồn, đón nhận Danh hiệu AHLLVTND - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, là nén tâm nhang thắp từ 85 triệu con tim người Việt sưởi ấm linh hồn các LS TNXP Truông Bồn.

Và hôm nay đây (ngày 27/10) hòa chung không khí cả nước hướng về Truông Bồn, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ GTVT, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án Nâng cấp, mở rộng QL15A đoạn Km 301+500 đến Km 333+200 và xây dựng Đền thờ, Nhà trưng bày, Đài tưởng niệm khu di tích lịch sử Truông Bồn thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương. Tuyến đường này được ví như một gạch nối giữa khu tâm linh Truông Bồn trong mảnh đất xứ Nghệ giàu truyền thống.

Dưới đây là một số hình ảnh về những anh hùng Truông Bồn năm xưa:

Các chiến sỹ TNXP tranh thủ học bài.
Các chiến sỹ TNXP tranh thủ học bài.

Bộ đội và TNXP họp bàn phương án bảo vệ Truông Bồn.
Bộ đội và TNXP họp bàn phương án bảo vệ Truông Bồn.

Dũng sỹ phá bom Hồ Trọng Nho, C317 TNPX Nghệ An đã phá được hàng trăm quả bom từ trường.
Dũng sỹ phá bom Hồ Trọng Nho, C317 TNPX Nghệ An đã phá được hàng trăm quả bom từ trường.

Cắm tiêu đánh dấu chuẩn bị phá bom từ trường tại trọng điểm Truông Bồn năm 1968.
Cắm tiêu đánh dấu chuẩn bị phá bom từ trường tại trọng điểm Truông Bồn năm 1968.

TNXP vót chông làm cọc tiêu dẫn xe qua Truông Bồn.
TNXP vót chông làm cọc tiêu dẫn xe qua Truông Bồn.

Đội phá bom cảm tử - C317 TNXP Nghệ An trên đường ra Truông Bồn năm 1968.
Đội phá bom cảm tử - C317 TNXP Nghệ An trên đường ra Truông Bồn năm 1968.

Đồng chí Lê Duẩn thăm và kiểm tra giao thông Truông Bồn.
Đồng chí Lê Duẩn thăm và kiểm tra giao thông Truông Bồn.

Đồng chí Trần Thị Thông - Tiểu đội trưởng sinh ngày 14/11/1946 năm 1968...
Đồng chí Trần Thị Thông - Tiểu đội trưởng sinh ngày 14/11/1946 năm 1968...

Và nay người Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông (SN 1946, quê xã Thọ Thành, huyện Yên Thành) 
Và nay người Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông (SN 1946, quê xã Thọ Thành, huyện Yên Thành) - người duy nhất sống sót trong trận bom oan nghiệt rạng sáng ngày 31/10/1968. Nay bà Thông sống tại khối Yên Duệ, phường Đông Vĩnh, TP Vinh.

Và nay người Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông (SN 1946, quê xã Thọ Thành, huyện Yên Thành) 
Một biên bản do Ban Chỉ huy Đại đội 317 C65 được lập ngày 4/10/1968 xác nhận, trong 3 đợt oanh kích, Truông Bồn phải hứng chịu 164 quả bom các loại. Phạm vi địch đánh phá có chiều dài 120m, rộng 50m, tập trung khu vực dốc Kỳ Lợn. 13 chiến sỹ Đại đội 317 C65 TNXP Nghệ An đã vĩnh viễn nằm lại ở Truông Bồn trong trận bom khốc liệt rạng sáng ngày 31/10/1968, trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.

 
Nguyễn Duy