Tư liệu Thư tịch cổ Việt Nam khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

(Dân trí) - Trong số hàng chục tư liệu Thư tịch cổ Việt Nam khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không thể chối cãi được trưng bày lần này đã giúp cho du khách biết rõ về nguồn gốc "Trường Sa và Trường Sa".

Ngày 26/5, Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” được khai mạc tại Trung tâm văn hóa thông tin Nghệ An.

Triển lãm do Bộ Thông tin và Truyền thông và UBND tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức. Triển lãm nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền của ViệtNam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại triển lãm lần này ngoài các các bản đồ và tư liệu được trưng bày còn có một số tư liệu mới được bổ sung, nhằm cung cấp các nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách hệ thống và chuẩn xác. Những tư liệu này cho thấy các Nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược đến thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ngày nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Ban tổ chức cho biết: Triển lãm tập trung giới thiệu các tư liệu về giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa một cách trọn vẹn trong hòa bình. Triển lãm trưng bày gần 100 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế. Trong đó, đáng chú ý có hàng chục tư liệu Thư tịch cổ Việt Nam khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được ghi lại rất rõ ràng.

Trong Thư tịch cổ Việt Nam tư liệu số 1 nói rõ: "Giữa bãi biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi giạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng Chạp đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc và tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đây thì phải mất một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đây thì phải nửa ngày...". Và những dòng chú dẫn này là bằng chứng rằng vào thế kỷ XVII người Việt đã đến Hoàng Sa đặt tên Nôm cho hòn đảo này là Bãi Cát Vàng và Nhà nước Việt Nam lúc đó đã thường xuyên đưa binh thuyền để khai thác nguồn lợi và kiểm soát hòn đảo này. (Trích thư tịch cổ Việt Nam tư liệu số 1, Bãi Cát Vàng trên tờ bản đồ vẽ huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá biên soạn năm 1686).

Triển lãm bao gồm các nhóm tư liệu chính: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Việt Nam, các nước phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay; bốn cuốn Atlas (tập bản đồ chính thức) do nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1917, 1919, 1933 cùng một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây.

Triển lãm cũng một lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm của người dân Việt Nam trong việc bảo vệ mỗi tấc đất, vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Triển lãm được tổ chức cũng là một cách tri ân đồng bào, đồng chí ở trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ, truyền tải tới thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý giá về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Dưới đây là một số hình ảnh Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Thư tịch cổ Việt Nam khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được PV Dân trí thực hiện:

Khu vực trình bày Thư tịch cổ Việt Nam.
Khu vực trình bày Thư tịch cổ Việt Nam.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.

Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
 
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.
Châu Bản Triều Nguyễn (Châu bản 7, 10 và 11) tại triển lãm.

Đông đảo người dân tham gia triển lãm.
Đông đảo người dân tham gia triển lãm.
Đông đảo người dân tham gia triển lãm.

 

Nguyễn Duy