Trưng bày 300 báu vật khảo cổ học Việt Nam

(Dân trí) - Sáng 12/4, bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) khai mạc trưng bày Báu vật khảo cổ học Việt Nam bao gồm 300 hiện vật đặc sắc từ thời kỳ Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII- XVIII).


Sáng 12/4, trưng bày chuyên đề Báu vật khảo cổ học Việt Nam được khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội).

Sáng 12/4, trưng bày chuyên đề Báu vật khảo cổ học Việt Nam được khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội).


Tượng nghê bằng đồng có thế kỷ thứ 16. Nghê là một linh vật, xuất hiện nhiều trong các không gian thờ tự, mang ý nghĩa bảo vệ trong quan niệm tâm linh của người Việt. Qua các thời kỳ, nghê có nhiều tạo hình và được đúc từ những chất liệu khác nhau.

Tượng nghê bằng đồng có thế kỷ thứ 16. Nghê là một linh vật, xuất hiện nhiều trong các không gian thờ tự, mang ý nghĩa bảo vệ trong quan niệm tâm linh của người Việt. Qua các thời kỳ, nghê có nhiều tạo hình và được đúc từ những chất liệu khác nhau.


Trống đồng Phú Phương I thuộc văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.500 - 2.000 năm. Trống được tìm thấy tại xã Phú Phương, Bà Vì, Hà Nội vào năm 1973.

Trống đồng Phú Phương I thuộc văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.500 - 2.000 năm. Trống được tìm thấy tại xã Phú Phương, Bà Vì, Hà Nội vào năm 1973.


Mảnh khuôn đúc trống đồng và nồi nấu kim loại có niên đại cách ngày nay khoảng 1.800 - 1.600 năm do bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật tại thành cổ Luy Lâu, Bắc Ninh năm 2014.

Mảnh khuôn đúc trống đồng và nồi nấu kim loại có niên đại cách ngày nay khoảng 1.800 - 1.600 năm do bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật tại thành cổ Luy Lâu, Bắc Ninh năm 2014.


Đầu phượng bằng đất nung thời Lý (thế kỷ 11 -13). Đây là vật liệu trang trí kiến trúc phổ biến, thường được gắn trên nóc mái cung điện và chùa tháp thời Lý - Trần.

Đầu phượng bằng đất nung thời Lý (thế kỷ 11 -13). Đây là vật liệu trang trí kiến trúc phổ biến, thường được gắn trên nóc mái cung điện và chùa tháp thời Lý - Trần.


Rìu gót vuông bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 - 2.000 năm do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sưu tầm năm 2007. Rìu gót vuông được sử dụng làm công cụ lao động hoặc làm vũ khí.

Rìu gót vuông bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 - 2.000 năm do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sưu tầm năm 2007. Rìu gót vuông được sử dụng làm công cụ lao động hoặc làm vũ khí.


Tượng nữ thần Uma chiến thắng quỷ trâu Mashia bằng chất liệu đá và đất nung, có từ thế kỷ 8 - 9.

Tượng nữ thần Uma chiến thắng quỷ trâu Mashia bằng chất liệu đá và đất nung, có từ thế kỷ 8 - 9.


Đồ trang sức thuộc văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 2.500 - 2.000 năm.

Đồ trang sức thuộc văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 2.500 - 2.000 năm.


Mô hình nhà bằng đất nung thế kỷ 1 - 3. Đây là những món đồ tùy táng được tìm thấy phổ biến trong các ngôi mộ gạch thời kỳ đầu công nguyên.

Mô hình nhà bằng đất nung thế kỷ 1 - 3. Đây là những món đồ tùy táng được tìm thấy phổ biến trong các ngôi mộ gạch thời kỳ đầu công nguyên.


Đồ trang sức thuộc văn hóa Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4.000 - 3.500 năm, được tìm thấy tại Xóm Rền, Phú Thọ.

Đồ trang sức thuộc văn hóa Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4.000 - 3.500 năm, được tìm thấy tại Xóm Rền, Phú Thọ.


Đầu tượng thần Shiva thuộc văn hóa Champa thế kỷ thứ 9. Theo quan niệm của người Chăm, Shiva là thần hủy diệt và sáng tạo. Thần có 3 mắt, ngoài 2 con mắt thường, còn con mắt thứ 3 ở giữa trán hay còn gọi là nhãn huệ có thể nghìn xuyên suốt để hủy diệt. Hiện vật thể hiện quy luật của tạo hoá, hủy diệt những cái xấu xa để tái tạo lại những cái mới, cái tốt đẹp, đem lại hạnh phúc cho muôn loài.

Đầu tượng thần Shiva thuộc văn hóa Champa thế kỷ thứ 9. Theo quan niệm của người Chăm, Shiva là thần hủy diệt và sáng tạo. Thần có 3 mắt, ngoài 2 con mắt thường, còn con mắt thứ 3 ở giữa trán hay còn gọi là nhãn huệ có thể nghìn xuyên suốt để hủy diệt. Hiện vật thể hiện quy luật của tạo hoá, hủy diệt những cái xấu xa để tái tạo lại những cái mới, cái tốt đẹp, đem lại hạnh phúc cho muôn loài.


Mũi tên bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Việc phát hiện kho mũi tên đồng, khuôn đúc mũi tên ở Cổ Loa và những chiếc lẫy nỏ tìm thấy trong các di chỉ văn hóa Đông Sơn là những bằng chứng vật chất giúp làm sáng tỏ huyền thoại lịch sử về thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Mũi tên bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Việc phát hiện kho mũi tên đồng, khuôn đúc mũi tên ở Cổ Loa và những chiếc lẫy nỏ tìm thấy trong các di chỉ văn hóa Đông Sơn là những bằng chứng vật chất giúp làm sáng tỏ huyền thoại lịch sử về thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.


Các báu vật khảo cổ học sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đến hết tháng 7/2018.

Các báu vật khảo cổ học sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đến hết tháng 7/2018.

Toàn Vũ