Trở thành Di sản, liệu đờn ca tài tử có thể “đánh thức” giới trẻ?

(Dân trí) - GS.TS Trần Văn Khê đã có những chia sẻ khi đờn ca tài tử trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đây cũng được xem là lần đầu tiên, một loại hình nghệ thuật của vùng đất Nam bộ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Có mặt từ rất sớm tại lễ trao bằng công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trở thành Di sản phi vật thể của nhân loại , GS.TS Trần Văn Khê đã xúc động chia sẻ cảm xúc vui mừng của mình trước sự kiện ý nghĩa này. Song song đó, GS.TS cũng cho rằng, sự kiện này sẽ góp phần “đánh thức” thế hệ trẻ ngày nay không bỏ quên những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc mình. Tuy nhiên, GS.TS cũng bày tỏ lo ngại rằng, dù Đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại nhưng trong cuộc sống hiện đại bây giờ, điều quan trọng vẫn là sự ý thức và chung tay giữ gìn, phát huy của giới trẻ, làm thế nào để loại hình nghệ thuật mang đậm tính văn hóa sông nước miệt vườn này không bị biến chất.

Thực tế cho thấy, mặc dù Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, sau đó đã được người dân vùng Nam bộ gìn giữ và phát huy qua bao đời. Đờn ca tài tử cũng đã được một số tỉnh ở Nam bộ quy hoạch đưa vào phục vụ du lịch, đặc biệt là các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì giới trẻ lại càng ít quan tâm hơn đến những loại hình nghệ thuật như thế này.

Anh Nghiêm, một đoàn viên thanh niên thuộc Quận đoàn 3, TPHCM có mặt trong buổi lễ đã chia sẻ những cảm nghĩ của một người đại diện cho thế hệ trẻ: “Trước đây, tôi và cũng như nhiều bạn trẻ khác thường ít khi thưởng thức loại hình nghệ thuật này. Giới trẻ hiện giờ đa phần thích các thể loại nhạc hiện đại, trẻ trung. Hôm nay là lần đầu tiên tôi được thưởng thức Đờn ca tài tử trực tiếp bên ngoài và cảm thấy rất thú vị. Tôi thấy sự kiện này sẽ góp phần nhắc nhở những người trẻ như tôi về việc quan tâm và cùng nhau giữ gìn, phát huy một tài sản văn hóa quý giá của dân tộc”.
 
Đờn ca tài tử Nam bộ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể sẽ không chỉ là một sự kiện có ý nghĩa về mặt văn hóa, tinh thần mà còn là một cơ hội mới mở ra nhiều tiềm năng hơn nữa cho loại hình nghệ thuật này, mở ra cả một cách nhìn nhận mới với khán giả trẻ hôm này về đờn ca tài tử.
 
Những hình ảnh đáng nhớ trong sự kiện diễn ra vào tối qua (11/2) tại hội trường Thống Nhất, TPHCM: 

Trở thành Di sản, liệu đờn ca tài tử có thể “đánh thức” giới trẻ?
Bà Katherrine Muller Marin - đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ trong trang phục áo dài

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đón bằng từ đại diện UNESCO
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đón bằng từ đại diện UNESCO
GS.TS Trần Văn Khê trò chuyện cùng đại diện UNESCO tại Việt Nam
GS.TS Trần Văn Khê trò chuyện cùng đại diện UNESCO tại Việt Nam
Rất đông khán giả là các bạn trẻ đến tham dự sự kiện ý nghĩa này
Rất đông khán giả là các bạn trẻ đến tham dự sự kiện ý nghĩa này

NSND, Soạn giả Viễn Châu tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn dành thời gian tham dự
NSND, Soạn giả Viễn Châu tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn dành thời gian tham dự

Nhạc sỹ tiền bối của đờn ca tài tử Nam bộ - Vĩnh Bảo
Nhạc sỹ tiền bối của đờn ca tài tử Nam bộ - Vĩnh Bảo

NSƯT Bảo Quốc cũng đến tham dự từ sớm 
NSƯT Bảo Quốc cũng đến tham dự từ sớm 

Sân khấu được bày trí đậm chất Nam Bộ 
Sân khấu được bày trí đậm chất Nam Bộ 

Các nghệ nhân biểu diễn nhạc trên sân khấu 
Các nghệ nhân biểu diễn nhạc trên sân khấu 

Hai nữ nghệ nhân trổ tài đàn gửi tặng quan khách
Hai nữ nghệ nhân trổ tài đàn gửi tặng quan khách

Sự kết hợp giữa đàn và ca giúp Đờn ca tài tử thêm sống động
Sự kết hợp giữa đàn và ca giúp Đờn ca tài tử thêm sống động


Dưới đây là video clip ghi lại trích đoạn tiết mục đờn ca tài tử trong phần “hội”:



 
Bài và ảnh: Cao Trí Hòa