Đắk Lắk:
Triển lãm hàng trăm hình ảnh, hiện vật về Lịch sử cồng chiêng Tây Nguyên
(Dân trí) - Bảo tàng Dân tộc học Đắk Lắk đang trưng bày hàng trăm bức ảnh quý hiếm về lịch sử cồng chiêng Tây Nguyên cùng nhiều hiện vật là cồng chiêng của đồng bào các dân tộc tại 5 tỉnh Tây Nguyên.
Nằm trong khuôn khổ của Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, Triển lãm “Lịch sử cồng chiêng Tây Nguyên” nhằm giới thiệu đến du khách về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào ngày 25/11/2005.
Đồng thời, du khách còn được tìm hiểu về truyền thống chơi cồng chiêng từ xưa đến nay của đồng bào Tây Nguyên qua các bức ảnh xưa. Qua đó, cho thấy thuyền thống cồng chiêng có bề dày lịch sử và giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của nó trong đời sống của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Nhiều bức ảnh được chụp từ những năm 1930 - 1960 tại các cộng đồng khác nhau trong các đợt nghiên cứu thực địa kéo dài hàng năm liền của nhiều học giả Pháp có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử.
Tại triển lãm, nhiều hiện vật là cồng, chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: Êđê, Bana, Chu ru, Gia Rai… được trưng bày để người xem được tận mắt nhìn những hiện vật quý giá này.
Triển lãm trưng bày diễn ra từ 8/3 – 13/3/2016.
Một số hình ảnh của buổi triển lãm về “Lịch sử cồng chiêng Tây Nguyên”:
Thúy Diễm