Trần Khải Ca “hữu duyên vô phận” với giải Oscar?

(Dân trí)- Trần Khải Ca- đạo diễn tên tuổi của điện ảnh Trung Quốc sẽ mang bộ phim "Tìm kiếm" tham dự Oscar năm nay. Đây là bộ phim thứ 4 của ông tham dự Oscar, sau "Bá Vương biệt cơ", "Vô cực" và "Mai Lan Phương".

Trần Khải Ca “hữu duyên vô phận” với giải Oscar?
Đạo diễn Trần Khải Ca

Trần Khải Ca, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà làm phim điện ảnh Trung Quốc, từng kinh qua các vai trò như đạo diễn, biên kịch và diễn viên. Phim của Trần Khải Ca được đánh giá rất cao về dựng cảnh và kết cấu.

Sinh năm 1952 tại Bắc Kinh trong một gia đình có truyền thống điện ảnh, bố là một đạo diễn có tiếng, trong thời kì Cách mạng Văn hóa, Khải Ca từng tham gia Hồng vệ binh, sống trong thời kỳ này đã ảnh hưởng nhiều tới các tác phẩm điện ảnh về sau của ông.

Sau khi phục vụ trong Giải phóng quân Trung Quốc, Trần Khải Ca vào làm cho Xưởng phim Bắc Kinh. Tới năm 1978 ông thi đỗ khoa đạo diễn Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, cùng khóa với ông có rất nhiều nhân vật nổi bật của điện ảnh Trung Quốc sau này như các đạo diễn Điền Tráng Tráng, Trương Nghệ Mưu, quay phim Cố Trường Vệ, các diễn viên Trương Phong Nghị, Trương Thiết Lâm.

Sau khi tốt nghiệp, năm 1984, Khải Ca thực hiện bộ phim đầu tay Hoàng thổ địa, một trong những tác phẩm ấn tượng nhất của thế hệ đạo diễn trẻ mới ra trường khi đó. Với phần quay phim do Trương Nghệ Mưu đảm nhận, Hoàng thổ địa đã được đánh giá rất cao về tính đột phá trong nội dung và hình ảnh đồng thời tạo ra bước ngoặt về mặt nghệ thuật cho cả nền điện ảnh Trung Quốc giai đoạn đầu mở cửa. Năm 2005 tại lễ trao Giải thưởng Điện ảnh Hong Kong, tác phẩm này đã được vinh danh là bộ phim xuất sắc thứ 4 trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ.

Sau thành công đầu tay, Trần Khải Ca tiếp tục làm những phim có chất lượng cao. Đặc biệt, năm 1993, ông cho ra đời bộ phim nói về số phận những nghệ sĩ Kinh kịch Trung Quốc trong thời kì Cách mạng Văn hóa với tựa đề Bá Vương biệt cơ. Tác phẩm sau khi công chiếu đã gây tiếng vang lớn với nội dung đầy tính nhân bản, diễn xuất xuất thần của các diễn viên Trương Quốc Vinh, Củng Lợi, Trương Phong Nghị với phần hình ảnh tuyệt đẹp của nhà quay phim Cố Trường Vệ.

Tại Liên hoan phim Cannes 1993, Bá Vương biệt cơ đã trở thành bộ phim Trung Quốc đầu tiên được trao giải Cành cọ vàng, tác phẩm này cũng là đại diện của Trung Quốc tại Giải Oscar cho Phim nước ngoài hay nhất và được đề cử ở hạng mục quay phim xuất sắc nhất. Bá Vương biệt cơ trở thành phim Trung Quốc được yêu thích nhất và lọt vào danh sách 100 đáng xem nhất mọi thời đại do tạp chí Time bình chọn.

Năm 2005 Trần Khải Ca thử sức với dòng phim thương mại kinh phí lớn bằng tác phẩm



Năm 2005 Trần Khải Ca thử sức với dòng phim thương mại kinh phí lớn bằng tác phẩm Vô cực. Đây là một phim giả tưởng lấy bối cảnh cổ xưa xen lẫn nhiều yếu tố hư ảo với dàn diễn viên đa quốc tịch gồm Jang Dong-gun (Hàn Quốc), Sanada Hiroyuki (Nhật Bản) và Trương Bá Chi (Trung Quốc). Tính đến thời điểm được sản xuất, Vô cực là bộ phim có số vốn đầu tư lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc với hơn 350 triệu nhân dân tệ.

Năm 2005 Trần Khải Ca thử sức với dòng phim thương mại kinh phí lớn bằng tác phẩm



"Vô cực" có nghĩa là vô biên, vô hình, vô hạn, không thể nào đoán trước. Truyện phim khắc họa những mâu thuẫn của tình yêu và số phận. Tuy là bộ phim võ thuật cổ trang, nhưng với hình ảnh đẹp và kỹ thuật dàn dựng hiện đại, câu chuyện không mang vẻ xưa cũ mà thậm chí còn có nét siêu phàm hướng tới tương lai. Năm 2006, Vô cực đã đại diện cho Trung Quốc tham gia tranh giải Oscar ở hạng mục phim nước ngoài hay nhất.

Tuy được giới phê bình và người xem đánh giá cao, nhưng sự ra đời của Vô cực đã khiến mọi người cho rằng Trần Khải Ca đã rời bỏ dòng phim nghệ thuật chính thống mang tính nhân bản. Ngay sau đó ông đã trả lời dư luận bằng bộ phim tiểu sử Mai Lan Phương (2008). Truyện phim kể về cuộc đời của nghệ sĩ Kinh kịch tài danh Mai Lan Phương. Phim có sự tham gia của những diễn viên nổi tiếng như Lê Minh, Trương Tử Di, Trần Hồng… Phim đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của báo giới Trung Quốc và nước ngoài, đồng thời tác phẩm của Trần Khải Ca một lần nữa được Cục Điện ảnh Trung Quốc tin tưởng gửi đi tranh giải Oscar.

Năm nay, bộ phim điện ảnh



Ba lần tham dự Oscar đều không có "duyên phận" với giải thưởng, năm nay, bộ phim điện ảnh Tìm kiếm của ông lại được tin tưởng gửi gắm “đem chuông đi đánh xứ người”. Tìm kiếm là một trong số ít những phim điện ảnh làm về cuộc sống đương đại được giới phê bình nghệ thuật đánh giá cao. Ở các kỳ Oscar trước đây, phim dự giải của Trung Quốc chủ yếu mang đề tài lịch sử, năm nay, Trung Quốc “đổi gió” và gửi đi một tác phẩm mang hơi thở thời đại.

Tìm kiếm được chuyển thể từ tiểu thuyết văn học mạng Hãy tha thứ cho em. Chuyện kể về cô nhân viên văn phòng mắc bệnh ung thư Diệp Lam Thu, vì một lần không nhường ghế trên xe bus mà cái tên của cô trở thành từ khóa liên tục được tìm kiếm trên mạng. Phim có nội dung sâu sắc, cô đọng giúp người xem như tìm thấy chính mình trong những câu chuyện giản dị hàng ngày. Phim có sự tham gia của các diễn viên như Triệu Hựu Đình, Diêu Thần, Vương Học Kỳ, Cao Viên Viên, Trần Hồng…
 

Như vậy, sau



Như vậy, sau Bá Vương biệt Cơ (1993); Vô cực (2005); Mai Lan Phương (2009), đây là lần thứ tư đạo diễn kỳ cựu của làng điện ảnh Trung Quốc có vinh dự tham gia tranh giải tại sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới này.

Là một đạo diễn có sự nghiệp thành công vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc nhưng đời tư của Trần Khải Ca cũng có nhiều trắc trở. Năm 1983, Trần Khải Ca lập gia đình với một nhà khoa học có tên Tôn Gia Lâm. Sau khi ly dị, ông kết hôn với Hồng Hoảng, một nữ doanh nhân và là con gái của nhà ngoại giao Chương Hàm Chí nhưng cuộc hôn nhân này cũng không viên mãn. Năm 1996, Khải Ca lập gia đình lần thứ 3 với nữ diễn viên Trần Hồng, người từng tham gia rất nhiều phim của ông trước đây và nổi tiếng với vai Điêu Thuyền trong loạt phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa.

 
Hồ Bích Ngọc
Tổng hợp