Tìm Phủ Dương Xuân mất tích, giải mã dấu hiệu lăng mộ vua Quang Trung (kỳ cuối)

(Dân trí) - Từ chùa Thuyền Lâm, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đi tìm dấu tích trong khu vực gò Dương Xuân để tìm dấu Phủ Dương Xuân xưa mất tích bí ẩn. Ông đã tìm ra bằng chứng Phủ nằm ở vùng này, và điều bất ngờ khi vùng gò Dương Xuân có mối quan hệ mật thiết với phong trào Tây Sơn.

Ông Xuân cho hay, đến đây chúng ta có thể biết được Phủ Dương Xuân nằm trên gò Dương Xuân, phía bắc đàn Nam Giao, cùng hướng với cung điện Đan Dương và chùa Thiền Lâm, được xây dựng trên một cái gò hơi xa sông một chút, có nhiều kiến trúc, có một cảnh nhìn ra phía ông, xây dựng trên một địa thế chỗ cao chỗ thấp, trong khu vực có một cái ao mà bờ ao bên ngoài phủ dân chúng có thể đến kêu kiện với chúa Nguyễn được. Bắt đầu từ chùa Thiền Lâm (hiện tại tên Thuyền Lâm), ông Xuân đã đi tìm kiếm các dấu vết trên.

Đỉnh gò Dương Xuân nhìn xuống suối Tiên

Từ chùa Thiền Lâm ông Xuân đi tìm điểm cao trên gò Dương Xuân cũ. Điểm đó là chùa Vạn Phước (phía tây bắc sau lưng chùa Thiền Lâm bây giờ). Từ đây nhìn về phía bắc là sông Hương và nhìn về phía nam là một cái hồ bên một dòng khe còn gọi là suối Tiên.

Ngay bên con suồi này là khoảnh ruộng dáng dấp hình bán nguyệt đầy rau răm. Xưa kia khu ruộng là hồ bán nguyệt trồng sen. Hồ này như dấu tích mà nhà buôn Pháp – Pierre Poivre mô tả năm 1749 khi được chúa Nguyễn Phúc Khoát mời lên thăm Phủ Dương Xuân trên Gò Dương Xuân, nhìn xuống thấy người dân kêu oan bên một cái hồ.

Hồ rau răm, nguyên là hồ bán nguyệt thả sen cuối thế kỷ XIX nghi là khung cảnh từ Phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn nhìn xuống
Hồ rau răm, nguyên là hồ bán nguyệt thả sen cuối thế kỷ XIX nghi là khung cảnh từ Phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn nhìn xuống

Gạch đá xưa xuất hiện khắp nơi tại gò Dương Xuân

Ở chùa Thuyền Lâm như Kỳ 4, ông Xuân đã phát hiện nhiều gạch, đá cổ trong sân chùa này. Ông Xuân tiếp tục đi khảo sát ở khu vực xung quanh chùa Thuyền Lâm, ông đã nhìn thấy nhiều hiện vật tương tự. Cụ thể ở 2 ngôi nhà của chị em bà Nguyễn Thị Liên (số 10/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ) và ông Nguyễn Hữu Oánh (số 9/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ, gò Dương Xuân, phường Trường An, TP Huế) xuất thân từ dòng họ lên khai canh vùng gò Dương Xuân. Khi đào đất làm vườn hay dựng nhà, từ đầu thế kỷ XX, cụ nội và thân sinh ông Oánh đã bắt gặp ở dưới lòng đất hàng ngàn viên gạch vồ, hàng trăm viên đá lát khổ 30 x 30 cm, dày trên dưới 3 cm. Những gạch đá này, cụ thân sinh ông Oánh đã dùng để xây tường và lát sàn một ngôi nhà to vào năm 1938, đó là ngôi nhà ông Oánh đã ra đời. Nhưng trong gia đình nhận thấy ở sống trong ngôi nhà đó không được may mắn, đã có nhiều người "chết bất đắc kỳ tử", nên sau ngày thống nhất đất nước, vào khoảng năm 1982, ông Oánh đã phá bỏ ngôi nhà cũ, gánh toàn bộ đá lát và gạch vồ tặng cho chùa Vạn Phước.

Nhà bà Nguyễn Thị Liên nối liền với sân vườn nhà người em trai là Nguyễn Hữu Oánh (9/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP Huế) - dưới lòng đất nơi đây đã bắt gặp nhiều viên đá lạ, đá lát nền, gạch, ngói cổ và hiện còn nhiều vật liệu kiến trúc cổ đang chờ khai quật và gọi tên
Nhà bà Nguyễn Thị Liên nối liền với sân vườn nhà người em trai là Nguyễn Hữu Oánh (9/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP Huế) - dưới lòng đất nơi đây đã bắt gặp nhiều viên đá lạ, đá lát nền, gạch, ngói cổ và hiện còn nhiều vật liệu kiến trúc cổ đang chờ khai quật và gọi tên
Đá lát con đường vào nhà trai bên phải chùa Vạn Phước
Đá lát con đường vào nhà trai bên phải chùa Vạn Phước
Sau đó đã chuyển ra lát sân phía sau chùa. Những số gạch đá này được nhà bà Liên, ông Oánh tặng chùa khi đào dưới vườn nhà lên
Sau đó đã chuyển ra lát sân phía sau chùa. Những số gạch đá này được nhà bà Liên, ông Oánh tặng chùa khi đào dưới vườn nhà lên

Trên con đường nằm giữa nhà ông Oánh và Cồn Bông Sứ chạy từ cuối một cái hồ bán nguyệt trồng rau răm – sát suối Tiên) vùng lên đỉnh gò Dương Xuân cũ (nay cũng gọi là gò Bình An) có nhiều viên đá lót đường thu nhặt từ những công trình kiến trúc cũ đã bị chôn vùi trong lòng đất từ xưa.

Đặc biệt ở gần ngã ba rẽ vào chùa Vạn Phước có hai phiến đá táng cột cỡ 45x45cm, một viên đá Quảng màu trắng, viên kia là đá granít màu xanh. Hai viên đá này được chôn sâu xuống cất lát mặt đường. Tại ngã ba nầy có đường rẽ phải vào nhà ông Phan Văn Thanh (đối diện với số nhà 120/22 Điện Biên Phủ) có một viên đá táng cột lớn chôn giữa đường dốc. Người dân địa phương cho biết ở vùng này trước kia người ta đã đào được hàng chục viên đá táng cột như thế và trải qua mấy chục năm, họ bán dần cho những người thợ làm bia, làm cối. Những viên còn lại, thợ làm bia chê xấu không mua nên mới đem lát đường.

Đá táng cột màu trắng (trái) và đá táng cột màu xanh (phải)
Đá táng cột màu trắng (trái) và đá táng cột màu xanh (phải)

Cách đó không xa là bà Lê Thị Rô (SN 1930, hiện đã mất) ở ngôi nhà 11/120 Điện Biên Phủ và người con trai Lê Trung Hiếu (SN 1972) khẳng định dưới bức tường nhà bà còn nguyên bộ móng bức tường cổ khá dày chạy từ tây sang đông. Dân ở gần bức thành đã khai thác bức thành này để xây bờ chắn đất làm vườn, làm nền nhà. Năm 1988 vẫn còn nhiều dấu tích, đến này người dân xây lên móng tường cổ ấy một bức tường rào bằng bờ lô. Qua đợt thám sát khảo cổ tháng 10/2016 mới đây đã thấy đúng nơi này phát lộ một dấu vết công trình kiến trúc nghi nền móng tường thành năm dưới đất.

Ở tại Cồn Bông Sứ ngay phía nam trước chùa Vạn Phước có một ngôi lăng hướng về phía nam. Đây là lăng của thân mẫu Thượng thư bộ Binh Phạm Liệu (triều vua Nguyễn 1802-1945) vào đầu thế kỷ XX được xây bằng đá phế liệu thu nhặt được ở chính khu vực này. Trước lăng còn có hai đầu trụ đá hình chóp nón và một ghế đá cổ. Phía sau lăng có hai khối đá khác với hình thù, hoa văn, độ lõm rất lạ và đặc biệt, nghi xuất phát từ một cung điện lớn hiếm có. Dân địa phương và các nhà sư trong chùa Vạn Phước cho biết những viên đá còn lại nêu trên chỉ là một phần rất nhỏ, phần lớn dân đã đưa đi bán trong nhiều năm.

Hai đầu trụ đá hình chóp nón và một ghế đá cổ ở trước lăng thân mẫu Thượng thư bộ Binh Phạm Liệu
Hai đầu trụ đá hình chóp nón và một ghế đá cổ ở trước lăng thân mẫu Thượng thư bộ Binh Phạm Liệu
Tìm Phủ Dương Xuân mất tích, giải mã dấu hiệu lăng mộ vua Quang Trung (kỳ cuối) - 7
Hai khối đá sau lăng nghi liên quan đến một kiến trúc cổ (Ảnh Thanh Tùng - 1988)
Hai khối đá sau lăng nghi liên quan đến một kiến trúc cổ (Ảnh Thanh Tùng - 1988)

15-1476963318613

Đá táng cột dùng làm chân ghế dài ở chùa Vạn Phước
Các đá táng dùng làm lót bàn đá và phiến đá lớn ở phía sau nhà tăng chùa Vạn Phước
Các đá táng dùng làm lót bàn đá và phiến đá lớn ở phía sau nhà tăng chùa Vạn Phước

Hiện ở trước hiên hậu chùa Vạn Phước ngày nay ta còn có thể thấy vài chục viên đá táng đặt các chậu hoa lên trên, có viên đá cổ dùng làm kẻng đá, có viên đá táng cột kê dùng làm chân ghế dài, một tấm đá hình chữ nhật màu xanh nằm sau chùa. Đặc biệt có 1 viên đá khác hình dáng đẹp như một cuốn sách lớn được dân chúng tìm thấy trong khu vực này chuyển vào để ở hiên chùa năm 1988, nhưng đáng tiếc nay đã mất.

“Những gạch vồ, đá lát, đá táng cột, đá tảng, đá trang trí ở đầu cột trụ và nhiều loại đá có hình thù khác nhau không có ở bất cứ nơi nào trên vùng gò đồi Dương Xuân xưa, cũng như trên toàn vùng núi đồi xứ Huế, không thể của dân chúng, nên tất cả những thứ ấy chỉ có thể của một vùng cung điện của vua chúa mà thôi” – Nguyễn Đắc Xuân khẳng định.

Chùa Vạn Phước ở đình gò Dương Xuân nhìn ra Cồn Bông Sứ và suối Tiên ở trước chùa


Tấm đá lớn ở chùa Vạn Phước là 1 trong 4 tấm đá nhà ông Nguyễn Hữu Oánh tìm được. Trong ảnh là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chụp ảnh cùng tấm đá lớn

Tấm đá lớn ở chùa Vạn Phước là 1 trong 4 tấm đá nhà ông Nguyễn Hữu Oánh tìm được. Trong ảnh là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chụp ảnh cùng tấm đá lớn

Cận cảnh tấm đá lớn ở chùa Vạn Phước, chụp tháng 10/2016
Cận cảnh tấm đá lớn ở chùa Vạn Phước, chụp tháng 10/2016

Ở đường mép tấm đá còn bám vôi vữa giống như loại vôi vữa mà ông Xuân bắt gặp trong vùng này. Phải chăng những tấm đá này bọc chung huyệt mộ bảo vệ quan tài vua Quang Trung?

Giải mã mối quan hệ Phủ Dương Xuân – Cung điện Đan Dương – lăng mộ Hoàng đế Quang Trung

Chính trong quá trình đi tìm Phủ Dương Xuân, Cung điện Đan Dương của ông Xuân lại bắt gặp nhiều biểu hiện có liên quan đến Phong trào Tây Sơn. Trong khu vực gò Dương Xuân mà ông Xuân đã khảo sát, hội đủ các yếu tố sau:

-Các loại đá táng, đá tảng, đá lát, gạch vồ, ngói tại chùa Thiền Lâm, nhà ông Nguyễn Hữu Oánh, trên cồn Bông Sứ, chùa Vạn Phước… chứng tỏ đây là một vùng cung điện bị triệt phá chôn vùi xuống đất.

6 loại đá táng cột tìm thấy trong khu vực Gò Dương Xuân gồm chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước, Cồn bông Sứ và trên con đường từ Hồ sen lên chùa Vạn Phước (ảnh: Nguyễn Đắc Xuân)
6 loại đá táng cột tìm thấy trong khu vực Gò Dương Xuân gồm chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước, Cồn bông Sứ và trên con đường từ Hồ sen lên chùa Vạn Phước (ảnh: Nguyễn Đắc Xuân)

-Nhiều giếng nước cổ chứng tỏ trong vùng này từng có hàng trăm người sinh sống.

-Theo các nhà phong thủy, đây là địa điểm có đủ yếu tố tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ được xem là “cát địa” (đất tốt).

-Biểu hiện của một vùng từng có cung điện – lăng mộ vua chúa nên trồng nhiều bông sứ. Vì vậy ngày nay cồn còn có tên là “Cồn Bông Sứ”.

-Nhiều biểu hiện liên quan đến phong trào Tây Sơn như triều vua Nguyễn đặt chữ “loạn” cho Tây Sơn qua giếng “loạn”, mã “loạn”.

-Vùng đất bị trừng phạt này cấm dân đến ở suốt thế kỷ XIX, đến nửa đầu thế kỷ XX mới cho dân đến ở…

Ông Xuân cho biết qua thực tế đã thấy dấu hiệu nhà Nguyễn xóa dấu tích cung điện, dinh thự của thời Tây Sơn theo kiểu “tận trị” bằng 7 biện pháp: Đổi tên địa danh; Các cơ sở của vua chúa chỉ nội bộ biết thì bảo mất tích (Phủ Dương Xuân); Di tích nhiều người biết không xóa được thì đổi đến một địa chỉ vu vơ (chùa Thiền Lâm tại xã An Cựu); Mài đục, xóa chữ trên bia biển (Bia chùa Thiền Lâm); Làm nhiễu thông tin trong sách sử; (Hòa thương Thạch Liêm lập chùa Thiền Lâm); Đập nát và chôn sâu dưới đất (Gạch, ngói, đá, giải hạ trong sân chùa Thiền Lâm); Cấm dân đến ở (Khu vực cồn Bông Sứ, chùa Vạn Phước).


Khu vực tìm kiếm Phủ Dương Xuân - Cung điện Đan Dương và dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung ở gò Dương Xuân (đánh dấu khung chữ nhật đỏ) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

Khu vực tìm kiếm Phủ Dương Xuân - Cung điện Đan Dương và dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung ở gò Dương Xuân (đánh dấu khung chữ nhật đỏ) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

Nên ông Xuân đã đặt giả thiết, có 1 cung điện tên Đan Dương như trong sử sách thời Tây Sơn đã phủ lên Phủ Dương Xuân của các chúa nằm ở phía nam sông Hương.

Ở Phủ Dương Xuân (có chùa Thiền Lâm) đã ra đời từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1680), trải qua các lần đại trung tu đã bị chúa Trịnh vào chiếm. Từ sau ngày Nguyễn Huệ đánh tan quân chúa Trịnh, lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung tiến quân ra Bắc và đại thắng 29 vạn quân Thanh vào cuối năm 1788 đầu năm 1789, Phủ Dương Xuân và chùa Thiền Lâm được làm mới. Lúc này, Phủ được đổi tên Cung điện Đan Dương.

Khi vua Quang Trung qua đời, vì muốn giữ bí mật cho nên triều đình đã chôn vua trong chính Cung điện này như ghi chú dưới bài thơ “Cảm hoài” của Ngô Thì Nhậm: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” (xem Kỳ 2). Đến cuối năm 1801 Cung điện Đan Dương bị Nguyễn Vương triệt hạ, như thế Cung điện Đan Dương tồn tại chỉ được gần 14 năm (1788-1801).

Bảng thống kê mối quan hệ giữa Chùa Thiền Lâm - Cung điện Đan Dương - Phủ Dương Xuân do Nguyễn Đắc Xuân thực hiện
Bảng thống kê mối quan hệ giữa Chùa Thiền Lâm - Cung điện Đan Dương - Phủ Dương Xuân do Nguyễn Đắc Xuân thực hiện

“Tìm được dấu tích Cung điện Đan Dương là tìm được toạ độ Lăng Đan Dương nằm ở trong Cung điện. Khai quật khu vực Cung điện Đan Dương sẽ tìm thấy dấu tích lăng Đan Dương nơi chôn Hoàng đế Quang Trung – nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân quả quyết về giả thiết đã làm cho ông mất hơn 30 năm cuộc đời đi kiếm tìm.

Ông Xuân cũng cho biết, một khám phá lịch sử như thế nếu không đúng thì sẽ có vô vàn phát sinh không thể vượt qua được. Từ khi công bố lần đầu (1990) về Cung điện Đan Dương đến nay đã 26 năm nhưng ông chưa hề gặp bất cứ một phát sinh nào, ngược lại càng nghiên cứu, càng tìm tòi, càng thảo luận lại càng có thêm nhiều thông tin, nhiều lời lý giải củng cố thêm cho kết quả này.


Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (áo vét, đeo kính đen) trao đổi với mọi người về luận cứ của mình bước đầu đã cho ra kết quả khớp với đợt thám sát khảo cổ từ 1-15/10/2016 (ảnh chụp chiều 15/10 tại hố khảo cổ cuối cùng vùng gò Dương Xuân nơi tìm ra dấu tích của nền đá nghi công trình kiến trúc lớn)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (áo vét, đeo kính đen) trao đổi với mọi người về luận cứ của mình bước đầu đã cho ra kết quả khớp với đợt thám sát khảo cổ từ 1-15/10/2016 (ảnh chụp chiều 15/10 tại hố khảo cổ cuối cùng vùng gò Dương Xuân nơi tìm ra dấu tích của nền đá nghi công trình kiến trúc lớn)

Những vết tích về nghi của một công trình kiến trúc rộng lớn ở gò Dương Xuân đã được Viện Khảo cổ học tìm ra, và chờ thời gian để nghiên cứu, đánh giá xem thuộc triều đại nào. Có thể nói, giả thiết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đi đến rất gần những gì ta mong đợi về tìm dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung
Những vết tích về nghi của một công trình kiến trúc rộng lớn ở gò Dương Xuân đã được Viện Khảo cổ học tìm ra, và chờ thời gian để nghiên cứu, đánh giá xem thuộc triều đại nào. Có thể nói, giả thiết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đi đến rất gần những gì ta mong đợi về tìm dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân qua thống kê thấy có đến 6 loại đá táng cột tìm được ở vùng gò Dương Xuân. Từ đó, có thể nghĩ Cung điện Đan Dương mà tiền thân của nó là Phủ Dương Xuân và chùa Thiền Lâm cũ ít nhất có đến 6 kiến trúc lớn. Sáu kiến trúc nầy của Phủ Dương Xuân/Cung điện Đan Dương và chùa Thiền Lâm - nơi làm việc của Triều đình Quang Toản (thời Bùi Đắc Tuyên) đều là hiện vật của Cung điện Đan Dương – cung điện chính của vua Quang Trung - vua Quang Toản (Cảnh Thịnh). Trong hoàn cảnh Phong trào Tây Sơn đã bị nhà Nguyễn “tận pháp trừng trị” bằng 7 biện pháp nêu trên, thì 6 viên đá táng cột nầy và những hiện vật gạch đá khác là di vật vô cùng quý giá của Kinh đô Huế thời Tây Sơn nói chung và Hoàng đế Quang Trung nói riêng – cần được nhà nước gìn giữ để tiếp tục nghiên cứu.

Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm