Tiếng sáo, tiếng thơ vang vọng trong lễ viếng nhà thơ Thanh Tùng

(Dân trí) - Những người bạn, đồng nghiệp của nhà thơ Thanh Tùng- tác giả bài thơ nổi tiếng “Thời hoa đỏ” đã đến viếng, ngâm những câu thơ, thổi những điệu sáo trước linh cữu ông.

Tối 14/9, nhiều bạn bè và đồng nghiệp của nhà thơ “Thời hoa đỏ” đã đến nhà tang lễ thành phố (số 25, Lê Quý Đôn, quận 3, TPHCM) để viếng và chia buồn cùng gia đình nhà thơ tài hoa một thời.

Nhà thơ Thanh Tùng tên thật là Doãn Tùng, sinh ngày 7/11/1935 tại làng Cầu Gia, xã Gia Hoà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, lớn lên làm công nhân ở Hải Phòng, có thời gian gắn bó với Hà Nội. Cuối đời ông hành phương Nam, sống và sáng tác tại TPHCM.

Nhà thơ Thanh Tùng là nhà thơ tiêu biểu xuất thân từ công nhân, tác giả những bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc, đặc biệt là Thời hoa đỏ. Năm 1997, ông được Hội Nhà văn Việt Nam cử sang Hy Lạp đại diện giao lưu, đọc thơ với đại biểu các nước khác.

Sau khi in chung một số tập thơ, đến năm 2001 nhà thơ Thanh Tùng mới có tập thơ in riêng đầu tiên là “Thời hoa đỏ”, được tái bản năm 2016. Tập thơ này cũng đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002.

Thời hoa đỏ

Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao

Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng

Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh

Chẳng chịu cho lòng ta yên

Anh mải mê về một màu mây xa

Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ

Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa

Em hát một câu thơ cũ

Cái say mê của một thời thiếu nữ

Mỗi mùa hoa đỏ về

Hoa như mưa rơi rơi

Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi

Như máu ứa một thời trai trẻ

Hoa như mưa rơi rơi

Như tháng ngày xưa ta dại khờ

Ta nhìn sâu vào mắt nhau

Mà thấy lòng đau xót

Trong câu thơ của em

Anh không có mặt

Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết

Anh đâu buồn mà chỉ tiếc

Em không đi hết những ngày đắm say

Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ

Không cho ai có thể lạnh tanh

Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ

Như vết xước của trái tim

Sau bài hát rồi em lặng im

Cái lặng im rực màu hoa đỏ

Anh biết mình vô nghĩa đi bên em

Sau bài hát rồi em như thể

Em của thời hoa đỏ ngày xưa

Sau bài hát rồi anh cũng thế

Anh của thời trai trẻ ngày xưa.

Nhà thơ Thanh Tùng tên thật là Doãn Tùng, sinh ngày 7/11/1935 tại làng Cầu Gia, xã Gia Hoà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, lớn lên làm công nhân ở Hải Phòng, có thời gian gắn bó với Hà Nội.
Nhà thơ Thanh Tùng tên thật là Doãn Tùng, sinh ngày 7/11/1935 tại làng Cầu Gia, xã Gia Hoà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, lớn lên làm công nhân ở Hải Phòng, có thời gian gắn bó với Hà Nội.
Sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh ung thư dạ dày, tác giả bài thơ “Thời hoa đỏ” đã trút hơi thở cuối cùng vào tối 12/9 tại nhà riêng. Trong lễ viếng, những tấm hình và bài thơ gắn liền với cuộc đời ông được treo trang trọng xung quanh linh cửu.
Sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh ung thư dạ dày, tác giả bài thơ “Thời hoa đỏ” đã trút hơi thở cuối cùng vào tối 12/9 tại nhà riêng. Trong lễ viếng, những tấm hình và bài thơ gắn liền với cuộc đời ông được treo trang trọng xung quanh linh cửu.
Nhà thơ Phạm Văn Sau, bạn với nhà thơ Thanh Tùng đã viết những dòng thơ về chân dung và cuộc đời thơ văn của tác giả để đặt trước linh cửu.
Nhà thơ Phạm Văn Sau, bạn với nhà thơ Thanh Tùng đã viết những dòng thơ về chân dung và cuộc đời thơ văn của tác giả để đặt trước linh cửu.
Ông Sau đọc lần cuối cùng những vần thơ trước linh cửu để tiễn đưa một nhà thơ tài hoa.
Ông Sau đọc lần cuối cùng những vần thơ trước linh cửu để tiễn đưa một nhà thơ tài hoa.
Nhà thơ Thanh Tùng là nhà thơ tiêu biểu xuất thân từ công nhân, tác giả những bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc, đặc biệt là Thời hoa đỏ.
Nhà thơ Thanh Tùng là nhà thơ tiêu biểu xuất thân từ công nhân, tác giả những bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc, đặc biệt là Thời hoa đỏ.
Những người bạn thơ đến viếng nhà thơ Thanh Tùng.
Những người bạn thơ đến viếng nhà thơ Thanh Tùng.

Mọi người đứng xung quanh linh cữu tác giả “Thời hoa đỏ” ngâm thơ cho ông nghe.

Mọi người đứng xung quanh linh cữu tác giả “Thời hoa đỏ” ngâm thơ cho ông nghe.

Tiếng sao du dương hoà lẫn với tiếng thơ trong lễ viếng.
Tiếng sao du dương hoà lẫn với tiếng thơ trong lễ viếng.
Tiếng sáo, tiếng thơ vang vọng trong lễ viếng nhà thơ Thanh Tùng - 9
Di ảnh nhà thơ Thanh Tùng như đang mỉm cười với những người bạn cùng đến ngâm thơ cho ông nghe.
Di ảnh nhà thơ Thanh Tùng như đang mỉm cười với những người bạn cùng đến ngâm thơ cho ông nghe.

Ngoài bài thơ nổi tiếng Thời hoa đỏ, nhà thơ Thanh Tùng còn sang tác nhiều bài thơ được phổ nhạc khác như Hà Nội ngày trở về, Người về, Mùa thu giấu em.

Ngoài bài thơ nổi tiếng Thời hoa đỏ, nhà thơ Thanh Tùng còn sang tác nhiều bài thơ được phổ nhạc khác như Hà Nội ngày trở về, Người về, Mùa thu giấu em.

Bạn bè để lại những lời tâm sự trong cuốn sổ tang nhà thơ Thanh Tùng.
Bạn bè để lại những lời tâm sự trong cuốn sổ tang nhà thơ Thanh Tùng.
Linh cữu nhà thơ Thanh Tùng được quàn tại Nhà tang lễ Thành phố Hồ Chí Minh (25 Lê Quý Đôn, quận 3); lễ viếng bắt đầu từ lúc 10h sáng ngày 13/9; lễ động quan vào lúc 12h ngày 15/9 (nhằm 24/7 âm lịch); sau đó thi hài ông sẽ được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương.
Linh cữu nhà thơ Thanh Tùng được quàn tại Nhà tang lễ Thành phố Hồ Chí Minh (25 Lê Quý Đôn, quận 3); lễ viếng bắt đầu từ lúc 10h sáng ngày 13/9; lễ động quan vào lúc 12h ngày 15/9 (nhằm 24/7 âm lịch); sau đó thi hài ông sẽ được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương.

Nguyễn Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm