Thông điệp không thể ngờ tới ẩn trong những bộ phim nổi tiếng
(Dân trí) - Đối những người yêu điện ảnh, phần hay nhất khi xem lại một bộ phim là tìm thấy được những thông điệp ẩn mà chúng ta bỏ lỡ trong lần đầu xem phim.
Từ Star Wars cho tới Bố già, tất cả đều chứa những thông điệp ẩn mà các đạo diễn muốn ngầm gửi gắm để nhắc tới những bộ phim khác.
Hầu hết các bộ phim đều dẫn chứng tới những yếu tố trong văn hóa đại chúng (Pop culture). Ví dụ như trong bộ phim Tron năm 1982, Trò chơi Pacman được thể hiện trong một bản đồ của thế giới ảo.
Các đạo diễn cũng sử dụng thông điệp ẩn để nhắc tới đạo diễn khác. Trong bộ phim Indiana Jones: Raiders of the Lost Ark (1981), Steven Spielberg đã lồng các chữ tượng hình dựa trên hình dáng robot R2-D2 và C-3PO trong bộ phim Star Wars (1977)
Trong phim Indiana Jones and the Temple of Doom (1984), đạo diễn Spielberg tiếp tục bằng việc đặt tên club là Obi-Wan, theo tên nhân vật Obi-Wan Kenobi trong Star Wars.
Trong bộ phim Star Wars phần I: The Phantom Menace (1999), đạo diễn George Lucas đáp lại Spielberg bằng việc đưa các nhân vật ngoài hành tinh trong phim E.T. the Extra-Terrestrial (1982) vào một cảnh phim.
Đạo diễn J. J. Abrams, người hâm mộ lọat phim Star Wars, đã cho robot R2-D2 xuất hiện trong vai trò một mảnh vụn vũ trụ trong phim Star Trek (2009)
Các thông điệp còn nhắc tới những bộ phim chưa ra mắt. Ví dụ trong Iron Man (2008), chiếc khiên của Captain America đã xuất hiện trong xưởng của Tony Stark.
Trong I Am Legend (2007), một bảng hiệu giới thiệu về bộ phim Batman-Superman xuất hiện ở Quảng trường Thời đại.
Với các fan hâm mộ đạo diễn Alfred Hitchcock, họ sẽ dễ dàng nhận thấy thần tượng của mình thường xuất hiện một cách bí mật trong các phim ông đạo diễn. Ông cũng làm vậy trong bộ phim Lifeboat (1944) bằng cách xuất hiện trên mặt báo.
Trong bộ phim "Planet of the Apes" (1968) 3 nhân vật trong phim đã thể hiện thông điệp "không nghe, không nhìn, không nói" giống hình tượng "3 chú khỉ thông thái'.
Với các fan của loạt phim Bố già, họ có thể nhận thấy hình tượng quả cam trong phim chính là biểu tượng của cái chết. Ở phần I (1972), Vito Corleone trong lúc đi mua cam đã bị ám sát. Trong Bố già phần III, khi tất cả những tên găng-tơ đều đang ngồi quanh bàn ăn ở thành phố Atlantic thì một chiếc trực thăng bay qua, làm rung bàn và khiến một quả cam lăn xuống. Sau đó, một chiếc trực thăng khác tới và bắn chết tất cả. Nhân vật Michael cũng đánh rơi quả cam ngay trước khi chết ở cuối phần III.