Thời trang siêu gợi cảm trong phim nhận 10 đề cử Oscar

(Dân trí) - “American Hustle” hiện đang dẫn đầu về số lượng đề cử tại giải Oscar. Một trong những thế mạnh của phim chính là phần phục trang được đầu tư kỹ lưỡng.

Trong những đạo diễn phim nổi tiếng tại Mỹ hiện nay cần phải kể tới David O. Russell. Làm 3 phim điện ảnh trong 4 năm, bản thân Russell nhận về 5 đề cử Oscar cho Đạo diễn - Biên kịch xuất sắc nhất.

Cả 3 phim mà Russell thực hiện trong 4 năm trở lại đây đều gây bất ngờ lớn tại giải Oscar khi nhận được nhiều đề cử quan trọng: “The Fighter” (Võ sĩ - 2010) nhận 7 đề cử, “Silver Linings Playbook” (Tình yêu tìm lại - 2012) nhận được 8, “American Hustle” (Săn tiền kiểu Mỹ - 2013) nhận được 10. Đặc biệt, cả 3 phim đều được đề cử ở hạng mục Phim xuất sắc nhất.

Về “American Hustle” (2013), phim lấy bối cảnh nước Mỹ những thập niên 1970-1980. Đôi tình nhân Irving Rosenfeld và Sydney Prosser kiếm bộn tiền bằng cách đi lừa đảo. Một ngày, cặp đôi này bị đặc vụ liên bang “sờ gáy” và bị lật tẩy các chiêu trò. Để không bị vào tù, họ buộc phải chấp nhận hợp tác với FBI để giúp cảnh sát bắt giữ những tên tội phạm đầu sỏ.

Các diễn viên tham gia phim của đạo diễn David O. Russell thường có triển vọng sẽ nhận được đề cử tại giải Oscar. Năm nay, với “American Hustle”, bộ tứ diễn viên Christian Bale, Bradley Cooper, Amy Adams và Jennifer Lawrence đều nhận được đề cử tại giải Oscar 2014 ở cả 4 hạng mục quan trọng nhất dành cho diễn xuất.

Bên cạnh những lời khen ngợi hào phóng mà giới phê bình dành cho đạo diễn, biên kịch và các diễn viên của phim, còn phải kể tới phần phục trang rất ấn tượng của “American Hustle”.

Sau khi bộ phim ra mắt, những thiết kế phục trang của Michael Wilkinson đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm bình luận. Không có gì bất ngờ khi nhà thiết kế Michael Wilkinson nhận được đề cử ở hạng mục Thiết kế phục trang xuất sắc nhất.

Trước thành công này, Wilkinson tiết lộ rằng những bức ảnh chụp người nổi tiếng ở New York thập niên 1970 đã truyền cảm hứng cho anh thiết kế ra những bộ phục trang ấn tượng:

Thời trang gợi cảm, xa hoa trong bộ phim nhận 10 đề cử Oscar

Những phụ nữ sải bước đầy ngẫu hứng trong một show trình diễn thời trang đã truyền cảm hứng cho nhà thiết kế Wilkinson sáng tạo ra những mẫu váy cắt xẻ táo bạo.

Thời trang gợi cảm, xa hoa trong bộ phim nhận 10 đề cử Oscar

Hai nữ diễn viên Jennifer Lawrence (trái) và Amy Adams (phải) mặc những chiếc váy có thiết kế khoe ra đường cong cơ thể. Khi thiết kế phục trang cho “American Hustle”, Wilkinson luôn nhấn mạnh tinh thần tự do, phóng khoáng, sự táo bạo, liều lĩnh của người dân Mỹ sống ở thập niên 1970. 

Thành công mà bộ phim đạt được có một phần hỗ trợ quan trọng từ chính những bộ phục trang mang đậm phong cách đặc trưng của thập niên 1970.

Trailer phim “American Hustle”

Thời trang gợi cảm, xa hoa trong bộ phim nhận 10 đề cử Oscar

Nhà thiết kế Wilkinson hài lòng nhất với bộ đầm gợi cảm thiết kế cho nữ diễn viên Jennifer Lawrence (phải), lấy cảm hứng từ một bức ảnh chụp người mẫu Jerry Hall trên sàn diễn thời trang thập niên 1970.

Thời trang gợi cảm, xa hoa trong bộ phim nhận 10 đề cử Oscar

Là vợ của nam ca sĩ Mick Jagger, người mẫu Jerry Hall (trái) từng được coi là một trong những biểu tượng thời trang của phụ nữ Mỹ thập niên 1970. Những chiếc váy quấn thời đó rất được ưa chuộng bởi nó làm nổi bật vẻ đẹp nữ tính của phụ nữ.

Thời trang gợi cảm, xa hoa trong bộ phim nhận 10 đề cử Oscar

Nam diễn viên Bradley Cooper và nữ diễn viên Amy Adams vận những bộ trang phục được lấy cảm hứng từ bức ảnh trên. Váy quấn được sử dụng khá nhiều trong thiết kế phục trang của "American Hustle".

Nhà thiết kế Wilkinson sử dụng những chiếc váy có vòng cổ khoét sâu, hờ hững, những chiếc quần bó sát, áo khoác lông xa hoa… Tất cả nhằm làm toát lên sự táo bạo, liều lĩnh, phù phiếm, hoa mỹ và khao khát tự do của phụ nữ Mỹ thập niên 1970.

Chiếc váy quấn mà nữ diễn viên Amy Adams mặc là một mẫu váy rất nổi tiếng hồi thập niên 1970. 

Chiếc váy quấn mà nữ diễn viên Amy Adams mặc là một mẫu váy rất nổi tiếng hồi thập niên 1970. Người mẫu Jerry Hall cũng từng mặc một chiếc váy quấn tương tự trên sàn diễn thời trang.

Nhân vật Thị trưởng Carmine Polito với diện mạo toát ra vẻ quyền uy, thế lực.

Chiếc váy của nữ diễn viên Bianca Jagger trong một bức hình chụp năm 1988 đã giúp nhà thiết kế nảy ra ý tưởng về một chiếc đầm dành cho nữ diễn viên Jennifer Lawrence.

Thời trang gợi cảm, xa hoa trong bộ phim nhận 10 đề cử Oscar

Tạo hình nhân vật Irving Rosenfeld (nam diễn viên Christian Bale) giống với đạo diễn Steven Spielberg năm 1975.

Chiếc váy quấn mà nữ diễn viên Amy Adams mặc là một mẫu váy rất nổi tiếng hồi thập niên 1970. 

Nhà văn Tom Wolfe trong một bức ảnh chụp năm 1975 (trái) và một thiết kế trong “American Hustle” (phải).

Một bật mí thú vị về những bộ trang phục của “American Hustle”, đó là các diễn viên nữ thường… không mặc đồ lót bên trong, đây là một chủ ý của nhà thiết kế Wilkinson. Thông tin này ban đầu có thể hơi buồn cười và… thô tục nhưng nó chính là những gì đã diễn ra ở thập niên 1970, khi đó sự tự do, giải phóng phụ nữ, nữ quyền… được đề cao hơn bao giờ hết.

Phụ nữ đòi phải được tự do, giải phóng trên mọi phương diện và một trong những sự tự do đó, chính là tự do trong thời trang. Phụ nữ ở thời kỳ này chuộng những bộ trang phục khoe vóc dáng một cách táo bạo, liều lĩnh, đầy ấn tượng.

Về các thiết kế phục trang cho nam, Wilkinson sử dụng những chiếc áo khoác có ve rộng, những chiếc cà vạt kích thước lớn, những bộ vest có màu sắc ấn tượng… để làm nổi bật lên chất phong lưu, tài tử, đầy lãng mạn của nam giới thời kỳ này.

Nhân vật Thị trưởng Carmine Polito với diện mạo toát ra vẻ quyền uy, thế lực.

Họa sĩ Andy Warhol và một người bạn xuất hiện tại hộp đêm. Thật khó tin khi thời đó nam giới tới hộp đêm mà ăn vận như sắp bước lên thảm đỏ. Ở thập niên 1970, mọi quy chuẩn về thời trang đều trở thành vô nghĩa, người ta được phép ăn mặc theo cách mình muốn. Ở thời kỳ này, nam giới đặc biệt ưa chuộng phong cách tài tử.

Nhân vật Thị trưởng Carmine Polito với diện mạo toát ra vẻ quyền uy, thế lực.

Những bộ vest mà hai diễn viên nam đang mặc được lấy cảm hứng từ bộ vest của họa sĩ Andy Warhol và người bạn của ông.

Lịch sử thời trang thường coi thập niên 1970 là giai đoạn cuối cùng mà thời trang nam còn thể hiện được sự đa dạng về phong cách và biểu cảm thông qua màu sắc, chất liệu và phụ kiện. Ở thời kỳ này, không khí thời trang cởi mở, tự do, vì vậy, nam giới cũng được phép thoải mái khẳng định gu thời trang của bản thân mà không lo bị đánh giá là chàng trai đỏm dáng, điệu đà, ưa hình thức…

Những bộ phục trang dành cho nam chính Irving Rosenfeld - vai diễn của nam diễn viên Christian Bale - đã khiến anh rất phấn khích. Đối với Christian Bale, đây là những thiết kế phục trang mà anh thích nhất từ trước đến nay bởi “nó thể hiện sự đa dạng trong phong cách, cá tính, cảm nhận của đàn ông về thời trang”. Christian Bale cho biết anh đã khám phá tính cách của nhân vật Irving Rosenfeld trước tiên qua tủ đồ dành cho nhân vật.

Nhân vật Thị trưởng Carmine Polito với diện mạo toát ra vẻ quyền uy, thế lực.

Ban nhạc rock nổi tiếng Bee Gees trong một bức hình chụp năm 1970 cho thấy phong cách tài tử, đỏm dáng thậm chí được cả những ngôi sao nhạc rock ưa chuộng.

Nhân vật Thị trưởng Carmine Polito với diện mạo toát ra vẻ quyền uy, thế lực.

Nhà thiết kế Wilkinson rất thích dòng thời trang thập niên 1970, khi đó, những chuẩn mực xã hội được nới lỏng, cả đàn ông và đàn bà đều có thể tự do thử nghiệm với thời trang.

Màu được nam giới ưa chuộng nhất ở thập niên 1970 là các tông màu nâu.

Màu được nam giới ưa chuộng nhất ở thập niên 1970 là các tông màu nâu.

Màu được nam giới ưa chuộng nhất ở thập niên 1970 là các tông màu nâu.

Thời trang của nhân vật nữ chính (nữ diễn viên Amy Adams) có phong cách táo bạo với những cổ áo khoét sâu - một thiết kế không xa lạ gì với phụ nữ thập niên 1970.

Một số bức hình chụp người nổi tiếng đã giúp nhà thiết kế Wilkinson định hình phong cách cho “American Hustle”:

Nữ ca sĩ nhạc dance Donna Summer.

Nữ ca sĩ nhạc dance Donna Summer.

Khung cảnh bên trong một hộp đêm năm 1977.

Khung cảnh bên trong một hộp đêm năm 1977.

Một thanh niên nhảy “sung” đến mức cởi cả áo giữa sàn nhảy.

Một thanh niên nhảy “sung” đến mức cởi cả áo giữa sàn nhảy.

Một thanh niên nhảy “sung” đến mức cởi cả áo giữa sàn nhảy.

Nam diễn viên John Travolta khiêu vũ tại một hộp đêm (trái), nam ca sĩ Mick Jagger và vợ Bianca Jagger xuất hiện tại hộp đêm (phải).

Một thanh niên nhảy “sung” đến mức cởi cả áo giữa sàn nhảy.

Thập niên 1970 cũng là thời kỳ hoạt động tội phạm diễn ra phức tạp trong xã hội Mỹ. Sở thích đến hộp đêm khiến nhiều người sử dụng chất cấm như một trào lưu thời thượng lúc bấy giờ.

Hai nữ diễn viên Brooke Shields và Mariel Hemingway cũng tới hộp đêm.

Hai nữ diễn viên Brooke Shields và Mariel Hemingway cũng tới hộp đêm.

Hai nữ diễn viên Brooke Shields và Mariel Hemingway cũng tới hộp đêm.

Thời kỳ này, hộp đêm được coi là “trung tâm văn hóa” của giới trẻ Mỹ. Muốn được gặp người nổi tiếng, muốn biết xu hướng thời trang đang thịnh hành, chỉ cần tới hộp đêm.

Bích Ngọc
Theo DM