Festival Huế 2014:

Thiêng liêng lễ tế đàn thần Trời trong đêm khuya

(Dân trí) - Vào 3h30’ sáng 17/4, lễ tế đàn Nam Giao (đàn thờ thần Trời) ở Huế đã diễn ra. Lễ tế năm nay lần đầu tiên diễn ra theo sát với nguyên bản lúc xưa nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Trong 6 kỳ Festival từ 2002 đến 2012, lễ Tế đàn Nam Giao đã được nghiên cứu và phục dựng thành công mang đậm nét diễn xướng nghệ thuật, toát lên sự độc đáo của vùng đất cố đô và được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Trong dịp Festival 2014, lễ Tế Giao (do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức) sẽ được thay đổi bằng cách tổ chức thực sự thuần túy tâm linh theo đúng các nghi thức truyền thống, không mang những yếu tố sân khấu, không có vua giả như những lễ hội cung đình trước đây.

Ngày xưa, quan điểm đất nước là của vua nên tổ chức Tế giao là để vua tế Trời trong tư thế người con Trời (Thiên tử), nhằm kiểm điểm lại bản thân của người làm vua đã làm tròn trọng trách hay chưa, từ đó cúi xin sửa đổi thân tâm hoàn thành trách nhiệm chăn dân, cầu mong phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Ngày nay, đất nước là của dân nên tổ chức Tế giao là để cho những người đại diện  cho nhân dân đứng ra làm lễ tế. Chủ tế của buổi lễ mặc áo dài, khăn đóng màu vàng là ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế cùng ban thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí lão thành cách mạng

Vào đúng 3h30’, lễ tế đàn Nam Giao được bắt đầu. Bắt đầu bằng lễ Nghênh thần tại án ở Phương đàn (đàn dưới) gồm lễ dâng hương và dâng trà. Tiếp đến là lễ tế tại Viên đàn (đàn trên), gồm các lễ: Dâng hương, dâng rượu, dâng sớ, dâng trà. Và Lễ Tống thần, Lễ Tư chúc bạch soạn ở án Nghênh thần tại Phương đàn.

Mâm lễ phẩm đáng chú ý có tam sanh (3 con vật quan trọng chuyên cúng tế ở đàn Nam Giao) là Nghé (1 con nặng 100kg), Dê (1 con nặng 40kg) và Heo (2 con, mỗi con nặng 50kg). Và trái cây, hương hoa, trầm trà, bánh trái, ngọc lụa, quả hộp, giấy vàng bạc, rượu, đèn sáp. Bên cạnh đó là ban nhạc lễ gồm Đại nhạc, Tiểu nhạc, chiêng trống

Mặc dù lễ tế được tổ chức vào 3h30’ và kết thúc vào 4h30’ sáng nhưng đã có rất nhiều người dân Huế và khách du lịch đã đến dự, tham gia cúng bái, thắp hương cầu nguyện. Đây được đánh giá là buổi Tế Giao trang nghiêm và thành kính nhất từ trước đến nay.

Đàn Nam Giao trong lễ tế đêm khuya

Đàn Nam Giao trong lễ tế đêm khuya
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tế

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tế
Chủ tế rót rượu dâng Thần

Chủ tế rót rượu dâng Thần
Dâng rượu tế lên bàn thờ

Dâng rượu tế lên bàn thờ
Lễ vật gồm Bò, Heo, Dê và Xôi nếp

Lễ vật gồm Bò, Heo, Dê và Xôi nếp
Dâng trà

Dâng trà
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kính cẩn trước đàn thờ Thần Trời

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kính cẩn trước đàn thờ Thần Trời
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kính cẩn trước đàn thờ Thần Trời

Quỳ laỵ cung kính với tất cả lòng thành, mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, kinh tế phát triển
Toàn cảnh lễ tế đàn Nam Giao

Toàn cảnh lễ tế đàn Nam Giao
Người đọc các bước lễ nghi để đoàn tế làm theo

Người đọc các bước lễ nghi để đoàn tế làm theo
Dàn Đại nhạc, Tiểu nhạc góp phần quan trọng vào lễ tế với những bản cung đình cổ
Dàn Đại nhạc, Tiểu nhạc góp phần quan trọng vào lễ tế với những bản cung đình cổ
Mọi người đều hướng lòng mình trong lễ tế thần Trời

Mọi người đều hướng lòng mình trong lễ tế thần Trời
Mọi người đều hướng lòng mình trong lễ tế thần Trời

Tính nghiêm trang, chú trọng vào toàn bộ nghi thức truyền thống thể hiện rõ nhất ở lễ tế Nam Giao 2014
Quan khách đi từ đàn dưới lên đàn quan trọng phía trên

Quan khách đi từ đàn dưới lên đàn quan trọng phía trên...
... và thắp hương trước đàn khẩn cầu

... và thắp hương trước đàn khẩn cầu
Phóng viên nước ngoài tác nghiệp rất nghiêm túc, chuyên nghiệp ở lễ tế lúc 3h30' sáng

Phóng viên nước ngoài tác nghiệp rất nghiêm túc, chuyên nghiệp ở lễ tế lúc 3h30' sáng
Người dân Huế lên đàn rất đông nguyện cầu

Người dân Huế lên đàn rất đông nguyện cầu
Người dân Huế lên đàn rất đông nguyện cầu
Sau phần nghi thức tế lễ của lãnh đạo tỉnh là phần dâng hương, thăm đàn Nam Giao của người dân, du khách

“Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía Nam của Kinh Thành - nay là địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn, với rừng thông xanh bao bọc quanh đàn. Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trung cho “tam tài”: thiên, địa, nhân.

Lễ Tế Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần. Công việc chuẩn bị được giao cho bộ Công và bộ Lễ, tiến hành hàng tháng trước khi tế, liên quan đến nhiều nghi lễ phức tạp, vật dụng tốn kém. Các quan và bản thân nhà vua cũng phải trai giới 3 ngày trước khi tế. Dưới thời Bảo Đại, thời gian trai giới rút xuống còn 1 ngày.

Người ta gọi những con vật được đem ra cúng trong dịp này là các con sinh (hay còn gọi con sanh). Đó là trâu, heo, dê. Hàng chục con được tập trung vỗ béo từ trước bằng những thức ăn tinh sạch. Khâm Thiên Giám có nhiệm vụ xem ngày lành tháng tốt. Vua đích thân ban hành những chiếu dụ thông báo cho dân chúng, tri ân cho các quan và cho phép giảm án tù. Dọc đường từ Đại Nội đến Giao Đàn, nhân dân phải kết cổng chào, lập hương án đón đám rước nhà vua đi qua.

Cuộc lễ chính thức bắt đầu lúc 2 giờ sáng, với nhiều nghi lễ lần lượt tiến hành ở các tầng đàn, có sự tham gia của các quan cũng như sự góp mặt của dàn nhạc Sau gần 3 tiếng đồng hồ, buổi tế mới kết thúc. Lễ Tế Giao cuối cùng của nền quân chủ Việt Nam được tổ chức dưới thời vua Bảo Đại, vào nửa đêm rạng ngày 23/3/1945, đúng 5 tháng trước khi nền quân chủ ấy sụp đổ hoàn toàn. Ngày nay, đàn Nam Giao trở thành một chứng tích lịch sử quan trọng trong cụm di tích triều Nguyễn” – Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế.

 
Lê Danh – Anh Việt - Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm