Thanh Hóa:

Tan hoang Di tích quốc gia đền thờ Trịnh Khả

(Dân trí) - Được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia năm 1993, sau hơn 20 năm không được trùng tu tôn tạo đến nay đền thờ Trịnh Khả (Thanh Hóa) đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Dự án bảo tồn di tích này với kinh phí gần chục tỷ đồng nhưng nhiều năm qua mới chỉ xây được… tường rào.

Trịnh Khả (1391 – 1451) là một danh tướng tài ba, có tài thao lược và chủ chốt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi. Ông cũng là một trong những bậc khai quốc công thần, làm quan dưới ba triều vua Lê. Với những công lao to lớn, ông được vua cho xây dựng đền thờ tại quê hương là làng Kim Bôi, tổng Sóc Sơn (nay là làng Giang Đông, xã Vinh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Trịnh Khả (1391 – 1451) là một danh tướng tài ba, có tài thao lược và chủ chốt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi. Ông cũng là một trong những bậc khai quốc công thần, làm quan dưới ba triều vua Lê. Với những công lao to lớn, ông được vua cho xây dựng đền thờ tại quê hương là làng Kim Bôi, tổng Sóc Sơn (nay là làng Giang Đông, xã Vinh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Năm 1993, Đền thờ Trịnh Khả được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhiều hạng mục công trình tại đền thờ Trịnh Khả được địa phương xây dựng, tôn tạo, nâng cấp trong lễ đón bằng công nhận. Đây là ngôi đền thiêng, nằm trên một triền đồi lớn, quay mặt về hướng Nam nhìn ra dòng sông Mã.
Năm 1993, Đền thờ Trịnh Khả được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhiều hạng mục công trình tại đền thờ Trịnh Khả được địa phương xây dựng, tôn tạo, nâng cấp trong lễ đón bằng công nhận. Đây là ngôi đền thiêng, nằm trên một triền đồi lớn, quay mặt về hướng Nam nhìn ra dòng sông Mã.
Năm 2009, sau khi công nhận nhiều năm, đền Trịnh Khả bị xuống cấp. UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đầu tư vốn trùng tu tôn tạo với tổng kinh phí gần chục tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay không hiểu lý do vì sao nhà thầu mới chỉ xây dựng được hệ thống tường rào bao quanh ngôi đền. Trong ảnh là dãy bậc thang dẫn từ Nghinh môn lên Đền chính có 21 bậc đang bị xuống cấp, gạch bong tróc hết lối đi, tường rào hai bên cũng bị đổ vỡ nhiều nơi.
Năm 2009, sau khi công nhận nhiều năm, đền Trịnh Khả bị xuống cấp. UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đầu tư vốn trùng tu tôn tạo với tổng kinh phí gần chục tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay không hiểu lý do vì sao nhà thầu mới chỉ xây dựng được hệ thống tường rào bao quanh ngôi đền. Trong ảnh là dãy bậc thang dẫn từ Nghinh môn lên Đền chính có 21 bậc đang bị xuống cấp, gạch bong tróc hết lối đi, tường rào hai bên cũng bị đổ vỡ nhiều nơi.
Hai nhà thủ từ trong đền mái ngói cũng bị vỡ nát, trên mái thủng dột nhiều nơi. Hệ thống tường của hai nhà này cũng đang bị sứt mẻ, rêu mốc bám đầy, ẩm ướt trong nhiều năm giờ không thể sử dụng được.
Hai nhà thủ từ trong đền mái ngói cũng bị vỡ nát, trên mái thủng dột nhiều nơi. Hệ thống tường của hai nhà này cũng đang bị sứt mẻ, rêu mốc bám đầy, ẩm ướt trong nhiều năm giờ không thể sử dụng được.
Tan hoang Di tích quốc gia đền thờ Trịnh Khả - 5

Các linh vật bị vứt chỏng chơ nhiều nơi trong sân đền một cách không thương tiếc. Hiện ngôi đền có con cháu là hậu duệ của Trịnh Khả trông coi nhưng cũng không được quyét dọn thường xuyên, cây cỏ mọc um tùm, gạch ngói vỡ vụn vương vãi khắp nơi.

Các linh vật bị vứt chỏng chơ nhiều nơi trong sân đền một cách không thương tiếc. Hiện ngôi đền có con cháu là hậu duệ của Trịnh Khả trông coi nhưng cũng không được quyét dọn thường xuyên, cây cỏ mọc um tùm, gạch ngói vỡ vụn vương vãi khắp nơi.


Đền chính có cấu trúc hình chữ Nhị (=), Tiền đường có 3 gian 2 chái. Mái tiền đường lợp kiểu vảy cá, chính giữa bờ nóc trang trí lưỡng long trầu nguyệt. Hậu cung tiếp nối với tiền đường qua một khoảng sân nhỏ. Hậu cung rộng 18m2 tường xây gạch mái cuốn vòm; có một cửa đi mở ra phía trước. Nhà phía bên trái là thờ các vị con trai, bên phải thờ các vị con gái. Nơi thờ tự chính của vị khai quốc công thần này hiện nay cũng đang rất tan hoang, xuống cấp nhiều nơi.

Đền chính có cấu trúc hình chữ Nhị (=), Tiền đường có 3 gian 2 chái. Mái tiền đường lợp kiểu vảy cá, chính giữa bờ nóc trang trí lưỡng long trầu nguyệt. Hậu cung tiếp nối với tiền đường qua một khoảng sân nhỏ. Hậu cung rộng 18m2 tường xây gạch mái cuốn vòm; có một cửa đi mở ra phía trước. Nhà phía bên trái là thờ các vị con trai, bên phải thờ các vị con gái. Nơi thờ tự chính của vị khai quốc công thần này hiện nay cũng đang rất tan hoang, xuống cấp nhiều nơi.

Tan hoang Di tích quốc gia đền thờ Trịnh Khả - 8
Do bị xuống cấp nghiêm trọng nên mái nhà Tiền đường bên trong phải che bạt, các đồ thờ phải chuyển đi nơi khác, ngôi nhà này đang phải bỏ trống do có thể sập bất cứ lúc nào.
Do bị xuống cấp nghiêm trọng nên mái nhà Tiền đường bên trong phải che bạt, các đồ thờ phải chuyển đi nơi khác, ngôi nhà này đang phải bỏ trống do có thể sập bất cứ lúc nào.
Một góc mái nhà Tiền đường bị thủng, dột nát làm cho bên trong luôn bị ẩm thấp, rêu mốc.
Một góc mái nhà Tiền đường bị thủng, dột nát làm cho bên trong luôn bị ẩm thấp, rêu mốc.
Nhiều năm bị xuống cấp, chính quyền địa phương nhiều lần xin cấp trên kinh phí để sửa chữa tôn tạo nhưng không được đành phải dùng thân cây tre, luồng để chống đỡ nhà Tiền đường. Nhiều người dân địa phương không khỏi xót xa cho di tích cấp quốc gia này.
Nhiều năm bị xuống cấp, chính quyền địa phương nhiều lần xin cấp trên kinh phí để sửa chữa tôn tạo nhưng không được đành phải dùng thân cây tre, luồng để chống đỡ nhà Tiền đường. Nhiều người dân địa phương không khỏi xót xa cho di tích cấp quốc gia này.
Bia đá ghi nhận thân thế và sự nghiệp của Trịnh Khả được làm bằng đá xanh nguyên khối đặt trên lưng rùa. Bia có kích thước cao 1,30m, rộng 70cm, dày 0,02m. Đây là tấm bia độc đáo được soạn niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1447) đời vua Lê Nhân Tông với nhiều trạm khắc tinh xảo, bia hình vòng cung khắc hai bông cúc hóa long chầu vào nhau. Bia toàn văn chữ Hán khắc kiểu chữ Khải, khoảng 22 dòng, mỗi dòng từ 2 đến 70 chữ.
Bia đá ghi nhận thân thế và sự nghiệp của Trịnh Khả được làm bằng đá xanh nguyên khối đặt trên lưng rùa. Bia có kích thước cao 1,30m, rộng 70cm, dày 0,02m. Đây là tấm bia độc đáo được soạn niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1447) đời vua Lê Nhân Tông với nhiều trạm khắc tinh xảo, bia hình vòng cung khắc hai bông cúc hóa long chầu vào nhau. Bia toàn văn chữ Hán khắc kiểu chữ Khải, khoảng 22 dòng, mỗi dòng từ 2 đến 70 chữ.
Phía sau nhà Hậu cung đền Trịnh Khả hiện nhiều nơi tường cũng đã bị nứt nẻ, mái ngói bong tróc. Từ lâu ngôi đền này trở hoang hóa nên người dân cũng ít đổ về đây đi lễ đền.
Phía sau nhà Hậu cung đền Trịnh Khả hiện nhiều nơi tường cũng đã bị nứt nẻ, mái ngói bong tróc. Từ lâu ngôi đền này trở hoang hóa nên người dân cũng ít đổ về đây đi lễ đền.
Vào ngày dỗ hàng năm của Trịnh Khả, chính quyền địa phương cũng làm mâm lễ có đồ mặn, ngọt dâng lên bàn thờ để tưởng nhớ công lao của ông. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ ở là ở cấp làng xã, chưa xứng tầm với di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia này.
Vào ngày dỗ hàng năm của Trịnh Khả, chính quyền địa phương cũng làm mâm lễ có đồ mặn, ngọt dâng lên bàn thờ để tưởng nhớ công lao của ông. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ ở là ở cấp làng xã, chưa xứng tầm với di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia này.

Đền thờ Trịnh Khả - Di tích cấp quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Quang Tân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm