Tái hiện lễ dựng nêu xưa trong Hoàng cung Huế

(Dân trí) - Sáng ngày 11/2 (nhằm ngày 23 tháng chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (tức lễ Thướng tiêu) như lúc xưa tại Hoàng cung, Đại Nội Huế.

Lễ dựng cây nêu đã được tiến hành từ 3 năm nay nhận được sự quan tâm của nhiều người dân và giới nghiên cứu văn hóa Huế. Năm nay, lễ dựng nêu được tiến hành từ trục cửa Hiển Nhơn đến Thế Miếu và qua sân điện Long An (thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) bao gồm 2 phần chính là rước nêu và dựng nêu.

Hai cây nêu được lính và các quan rước trong tiếng trống kèn cung đình lẫn trong hương trầm lan tỏa tạo nên một không khí trang trọng như lúc xưa. Cây nêu được lựa chọn từ cây tre to, đẹp và nặng, phải chục người mới khiêng nổi.

Theo TS.Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc khôi phục lễ dựng nêu ngày Tết trong Hoàng cung xưa góp phần vào việc bảo tồn, phát huy và làm phong phú thêm giá trị văn hóa phi vật thể của hệ thống di tích Cố đô Huế.

“Hiện phong tục dựng cây nêu ngày Tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt thời hiện đại. Cây nêu chỉ còn bắt gặp tại một số ít vùng quê, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Dựng nêu ngày Tết bao gồm trong đó cả dụng ý để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ những điều xấu của năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới an lành.

Dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, thường vào ngày 23/12 Âm lịch, trùng với ngày Tết ông Công, ông Táo như là một dấu mốc cho sự ngừng nghỉ các công việc trong năm. Sau khi nêu dựng lên trong dịp tết Ất Mùi, lễ hạ nêu sẽ được tiến hành vào ngày mùng 7 tết, tức 25/2” – TS. Hải cho biết.

Cây nêu dài với nhiều lính hoàng cung vác đi qua sân sau điện Thái Hòa

Cây nêu dài với nhiều lính hoàng cung vác đi qua sân sau điện Thái Hòa
Đoàn nhạc nghi lễ cung đình đi theo ông nêu chơi những bản nhạc rộn ràng

Đoàn nhạc nghi lễ cung đình đi theo "ông" nêu chơi những bản nhạc rộn ràng
Đoàn nhạc nghi lễ cung đình đi theo ông nêu chơi những bản nhạc rộn ràng

Lính gác và những vị chức sắc chủ chốt của hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đi sau đoàn rước
Đoàn rước nêu đi qua nghê đồng ở sân trước điện Thái Hòa

Đoàn rước nêu đi qua nghê đồng ở sân trước điện Thái Hòa
Đoàn đã tiến vào Thế Miếu

Đoàn đã tiến vào Thế Miếu - nơi thờ các vua Nguyễn
Đoàn đã tiến vào Thế Miếu

Khoảng sân ở Hiển Lâm Các (ngôi điện cao nhất trong Kinh thành Huế xưa thuộc Thế Miếu) được chọn để dựng nêu
Các lính và quan dựng nêu

Các lính và quan dựng nêu
Cây nêu được dựng lên rất đẹp

Cây nêu được dựng lên rất đẹp
Cây nêu thứ 2 được rước từ trong Đại Nội qua Ngọ Môn để ra cửa lại Hiển Nhơn

Cây nêu thứ 2 được rước từ trong Đại Nội qua Ngọ Môn để ra cửa lại Hiển Nhơn
Đoàn rước với phục trang xưa rất uy nghiêm

Đoàn rước với phục trang xưa rất uy nghiêm
Sau khi ra ngoài Đại Nội, đoàn tiến về Điện Long An

Sau khi ra ngoài Đại Nội, đoàn tiến về Điện Long An
Nghi thức dựng cây nêu thứ 2 được tiến hành với tất cả lòng thành kính

Nghi thức dựng cây nêu thứ 2 được tiến hành với tất cả lòng thành kính
Nghi thức dựng cây nêu thứ 2 được tiến hành với tất cả lòng thành kính

Cây nêu được dựng lên, báo hiệu Tết đã về trên chốn hoàng cung xưa. Ngày 23 tháng Chạp cũng là ngày mà các vua Nguyễn xưa ở Huế dựng nêu sau khi đưa ông Táo về trời. Nêu dựng xong, mọi người dân sẽ nhìn và biết đã đến Tết

Tin: Đại Dương

Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải