Tác phẩm nổi bật của phóng viên chiến trường Horst Faas tại VN

(Dân trí) - Huyền thoại phóng viên ảnh chiến trường Horst Faas của hãng tin AP nổi tiếng vì những bức ảnh giàu kịch tính thể hiện số phận con người trong chiến tranh, cụ thể là cuộc chiến tranh Việt Nam.

 
Những tác phẩm ảnh nổi bật của phóng viên chiến trường Horst Faas tại Việt Nam



Những tác phẩm ảnh mà Faas thực hiện tại Việt Nam trong suốt 10 năm của cuộc chiến đã đem lại cho ông giải thưởng danh giá dành cho nhà báo có nhiều cống hiến, giải Pulitzer năm 1965. Horst Faas đã qua đời tháng 5/2012 vừa qua, nhưng tên tuổi của ông sẽ mãi được nhắc tới vì lòng dũng cảm của một phóng viên chiến trường và tinh thần nhân đạo, trung thực được phản ánh sắc nét qua ống kính máy ảnh của ông.

Mời độc giả cùng xem lại những bức ảnh nổi bật nhất do phóng viên chiến trường Horst Faas thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm, ông đã sống trong cuộc chiến tranh Việt Nam để ghi lại những khoảnh khắc vàng:

Tháng 8/1962



Tháng 8/1962: Quân Cộng hoà ngủ lăn lóc trên chiến thuyền đi tới Cà Mau. 


Ngày 19/3/1964



Ngày 19/3/1964: Bức ảnh nổi tiếng đem về cho Horst Faas giải Pulitzer - Một người cha ôm thi thể của con trong tay giơ ra trước toán quân Cộng hoà ngồi trên xe bọc thép. Đứa trẻ vô tội bị chết trong cuộc càn quét mà toán quân này thực hiện để lùng bắt đội quân du kích Việt Minh gần biên giới Campuchia. 


Ngày 9/1/1964



Ngày 9/1/1964: Một lính Cộng hoà dùng cán dao đập vào đầu và mặt một nông dân vì người này đã đưa ra thông tin sai lệch về hoạt động của quân du kích ở phía Tây Sài Gòn. 


Tháng 1/1965



Tháng 1/1965: Mặt trời chiếu qua khóm lá trong một khu rừng rậm ở thị trấn Bình Giã, phía Nam Sài Gòn, nơi đây có các toán quân Cộng hoà với sự tham gia của những cố vấn quân sự Mĩ. Họ vừa trèo lên từ hầm bí mật sau một đêm dài căng thẳng nằm chờ phục kích quân biệt động Việt Minh. Nhưng kế hoạch đã không diễn ra như họ dự đoán: Quân Việt Minh không tới. 


Tháng 3/1965



Tháng 3/1965: Máy bay quân sự Mỹ quần thảo trên bầu trời, đội quân súng máy khởi động chuẩn bị cho cuộc càn quét ở Tây Ninh, gần biên giới Campuchia, lùng bắt các chiến sĩ Việt Minh. 


Ngày 30/3/1965



Ngày 30/3/1965: Những thường dân Việt Nam bị thương ngay trước Đại sứ quán Mĩ vì một quả bom phát nổ. Xác người nằm la liệt mặt đường. Một số y bác sĩ đang tìm cách cấp cứu cho họ. 


Ngày 11/5/1965



Ngày 11/5/1965: Phóng viên chiến trường Horst Faas quay trở lại trực thăng sau một ngày cùng quân Cộng hoà quần thảo trong bãi lau sậy. 


Tháng 6/1965



Tháng 6/1965: Một nhóm những người sống sót sau cuộc giao tranh kéo dài hai ngày ở cứ điểm Đồng Xoài co cụm lại với nhau trong sợ hãi. 


Ngày 27/11/1965



Ngày 27/11/1965: Một người chuyên thu dọn xác binh lính đeo khăn kín mặt để giảm bớt mùi xác thối rữa khi anh ta đi gom xác lính Mĩ và lính Cộng hoà trong đồn điền cao su Michelin, một đồn điền cách phía Đông Bắc Sài Gòn 45 km. Ở đây vừa xảy ra một cuộc giao tranh giữa quân Cộng hoà và lực lượng Việt Minh. 


Tháng 11/1965


Tháng 11/1965: Quân đội Mĩ vây giáp làng Xuân Điền, Bến Cát, người dân vẫn duy trì nhịp sống thường nhật, người lớn ra đồng làm việc, phụ nữ đi chợ, trẻ em đi học.


Tháng 1/1966



Tháng 1/1966: Hai em bé miền Nam nhìn người lính Mĩ nhảy dù đang nắm trong tay khẩu phóng lựu M79. Hai em bám chặt lấy mẹ, người phụ nữ đang bươn bả lội đi trong con kênh để chạy sang bờ bên kia, tránh khỏi hòn tên mũi đạn của cuộc giao tranh nảy lửa sắp diễn ra ở khu vực Bến Trãi, cách miền Tây Sài Gòn 30km.


Tháng 1/1966



Tháng 1/1966: Phụ nữ và trẻ nhỏ trốn dưới con kênh để tránh tên bay đạn lạc trong cuộc giao tranh ở Bến Trãi.


Ngày 16/1/1966



Ngày 16/1/1966: Trung tá George Eyster đang được băng bó sau khi trúng đạn của du kích Việt Minh tại cứ điểm Trung Lập.


Ngày 15/7/1966



Ngày 15/7/1966: Lính thuỷ Mĩ chạy tán loạn khi chiếc trực thăng CH-46 bất ngờ bốc cháy dữ dội, nền khói đen phía sau chính là phát ra từ đám cháy. Nó đã bị bắn hạ khi đang bay trên bầu trời gần khu vực sông Bến Hải – ranh giới giao tranh giữa quân Cộng hoà và lực lượng Việt Minh.


Ngày 2/4/1967



Ngày 2/4/1967: Lính Mĩ bị thương đang được sơ cứu ngay trên chiến trường.


Ngày 2/4/1967



Ngày 2/4/1967: Lính Mĩ bị thương được cho uống nước trên chiến trường.


Ngày 2/4/1967



Ngày 2/4/1967: Lính Mĩ thương vong trên mặt trận được phủ vải liệm lên người.


Tháng 4/1969



Tháng 4/1969: Một phụ nữ than khóc bên thi thể của chồng. Người đàn ông này được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể cùng 47 thi thể khác ở gần Huế.


Tháng 3/1973



Tháng 3/1973: Tù binh Mĩ sau cánh cửa gỗ và chấn song sắt ở trại tù binh của Việt Minh tại phố Lý Nam Đế, Hà Nội.


Ngày 5/9/2008



Ngày 5/9/2008: Horst Faas tham gia cuộc triển lãm tổng hợp các tác phẩm ảnh nổi bật trong sự nghiệp của ông tại khách sạn Couvent des Minimes thuộc thành phố Perpignan, Pháp.
 

 
Hồ Bích Ngọc
Theo Tele