Sự trở về đầy say đắm của nhạc sĩ “Con đường màu xanh”

(Dân trí) - Tiếng hát đầy chất lãng tử của một thời tóc ngang bờ vai phủ bụi đã được thay bằng giọng hát trầm ấm, nhưng khán giả vẫn nhận ra giọng ca phóng khoáng ấy với những bản tình ca quen thuộc “Con đường màu xanh”, “Rồi mai sẽ một ngày”…

Khi say đắm với cây đàn guitar lúc “phiêu” với cây saxophone, ca sĩ – nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn đã trở về với khán giả thủ đô trên Con đường màu xanh đầy những bản tình ca. Trở về muộn màng khi cái tên Trịnh Nam Sơn không còn mới với lớp khán giả cũ và quá lạ với khán giả trẻ song không vì thế mà khán phòng Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội tối 16/11 thưa vắng khán giả.
 
Trịnh Nam Sơn trở về với đêm nhạc mở màn tại Hà Nội đầy say đắm


Trịnh Nam Sơn trở về với đêm nhạc mở màn tại Hà Nội đầy say đắm
Trịnh Nam Sơn trở về với đêm nhạc mở màn tại Hà Nội đầy say đắm

Đêm diễn mở màn Liveshow xuyên Việt đã ghi dấu sự trở về bằng giọng hát của Trịnh Nam Sơn. Nhìn cách anh hát, chơi đàn hay chơi kèn ít ai có thể ngờ được nhạc sĩ đã qua tuổi ngũ tuần. Tiếng hát đầy chất lãng tử của một thời tóc ngang bờ vai phủ bụi đã được thay bằng giọng hát trầm ấm, anh dùng kĩ thuật thanh nhạc khéo léo để xóa nhòa những nét khác lạ. Khán giả vẫn nhận ra giọng ca phóng khoáng ấy với những bản tình ca quen thuộc Con đường màu xanh, Rồi mai sẽ một ngày
 
Sau nhiều năm sinh sống ở hải ngoại, mỗi lần trở về anh đều gửi những tâm tư tình cảm của mình vào âm nhạc. “Tuy lần đầu đặt chân đến thủ đô nhưng tôi đã có cảm giác rất thân thương. Ngay khi đứng trên bờ hồ Tây trong tiềm thức của tôi đã vang lên những nốt nhạc với hình ảnh người con gái Hà Nội qua đôi mắt” để Chiều Tây Hồ ra đời và mang tình yêu quê hương tha thiết. Hay “những bãi cát dài, những con sóng vỗ mênh mang” đã dạo nên Bình minh Mũi Né. Chỉ hát hai ca khúc về quê hương song Trịnh Nam Sơn như gọi từng cảm xúc yêu thương theo về len lỏi vào trái tim khán giả.
 
Lê Hiếu và nhạc sĩ Con đường màu xanh
Lê Hiếu và nhạc sĩ "Con đường màu xanh"

Là ca sĩ đưa sáng tác Trịnh Nam Sơn đến gần hơn với khán giả trẻ, “hoàng tử tình ca” Lê Hiếu xuất hiện trong đêm nhạc vẫn mang vẻ lịch lãm thường trực và vẫn ngọt ngào với Phố mùa đông. Lê Hiếu còn “lấy lòng” khán giả với những ca khúc làm nên tên tuổi của anh như Và tôi cũng yêu em, Bao giờ tháng mấy hay Xin còn gọi tên nhau. Có lẽ anh là nam ca sĩ hát thành công nhất những bản tình ca của Trịnh Nam Sơn.
 
Trịnh Nam Sơn kết hợp với Thanh Lam trên sân khấu
Trịnh Nam Sơn kết hợp với Thanh Lam trên sân khấu

Từng làm “bể loa” của nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn tại phòng thu trên đất Mỹ, Thanh Lam vẫn vậy đầy xúc cảm mỗi khi cầm mic. Tiếng hát của chị ngày càng đằm thắm, tiết chế những thét gào khi “Nuối tiếc” cất lên người nghe dễ có cảm giác chị đang làm chủ hoàn toàn sân khấu, có phần lấn án Trịnh Nam Sơn, đúng như nhạc sĩ nói: “Không thể lường trước được tiếng hát của Lam giàu nội lực đến thế”. Giọng ca ngày càng đằm đượm ấy đã làm Chiếc lá cuối cùng, Đá trông chồng không cũ kĩ. Có lẽ sẽ chẳng ai thay thế được chị ở ngôi vị “nữ hoàng nhạc nhẹ”.
 
Trịnh Nam Sơn song ca cùng Hồng Nhung

Trịnh Nam Sơn song ca cùng Hồng Nhung

Xuất hiện cuối chương trình bên Trịnh Nam Sơn với Nhớ, Hồng Nhung vẫn vậy nhẹ nhàng, thanh thoát mà đầy sức sống. Cô Bống không ngần ngại hát lại những ca khúc phi thời gian Hạ trắng, Ru em từng ngón xuân nồng hay Một cõi đi về của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Con đường màu xanh kết thúc trong tiếc nuối, khán giả không ngừng yêu cầu nhạc sĩ hát nữa dù đã muộn. Không cần nhạc đệm, Trịnh Nam Sơn hát chay theo yêu cầu khán giả từng đoạn nhỏ trong Về đi em, Dĩ vãng

Sự trở về của anh có thể là muộn nhưng không mờ nhạt!
 
Một số hình ảnh trong chương trình:
 
Bài và ảnh:


Bài và ảnh:


Bài và ảnh:


Bài và ảnh:


Bài và ảnh:


Bài và ảnh:


Bài và ảnh:


Bài và ảnh:

Bài và ảnh: Lê Kim Oanh