Sự thật đằng sau những bức ảnh cổ “kinh dị”

(Dân trí) - Khi đời sống xã hội của con người ngày càng văn minh, hiện đại, con người không còn dễ tin vào những câu chuyện mê tín, phản khoa học, nhưng đã từng có thời (hồi đầu thế kỷ 20), con người còn khá “ngây thơ, cả tin”, họ đặt trọn niềm tin vào… chiếc máy ảnh.

Ở đầu thế kỷ 20, máy ảnh là một món đồ đắt tiền và xa lạ đối với đại đa số người dân, chỉ những con người đặc biệt giàu có và học thức mới có thể tiếp cận với món đồ chơi đẳng cấp này. Vì vậy, không có gì lạ khi đa phần con người thời đó không biết rõ quy trình chụp ảnh. Xung quanh hoạt động nhiếp ảnh là cả một sự bí ẩn, mơ hồ, khó hiểu.

Thời ấy, một nhiếp ảnh gia người Anh có tên William Hope đã tận dụng điều này để biến thập niên 1920 trở thành thời kỳ của những bức ảnh “siêu linh”, khiến người xem tò mò, thích thú và cả sợ hãi, ghê rợn…

Có thể gọi trò đùa của Hope là “trò đùa của thập kỷ” khi dư âm của nó còn lại mãi cho tới hôm nay, bởi đôi khi, đâu đó, chúng ta vẫn thấy xuất hiện lại những bức ảnh của ông. William Hope vốn là một nhân vật quen thuộc trong giới “chơi máy ảnh” thời bấy giờ, đặc biệt, ông còn làm bạn với nhà văn “cha đẻ” của thám tử Sherlock Holmes - Arthur Conan Doyle.

Nhiếp ảnh gia người Anh William Hope đã tận dụng các kỹ thuật chụp ảnh vốn còn xa lạ với công chúng đương thời để đưa lại một dòng ảnh “siêu linh” hù dọa mọi người. Đây được xem là “trò đùa của thập kỷ” và vẫn còn dư âm vọng lại cho tới hôm nay.
Nhiếp ảnh gia người Anh William Hope đã tận dụng các kỹ thuật chụp ảnh vốn còn xa lạ với công chúng đương thời để đưa lại một dòng ảnh “siêu linh” hù dọa mọi người. Đây được xem là “trò đùa của thập kỷ” và vẫn còn dư âm vọng lại cho tới hôm nay.

Nhiếp ảnh gia William Hope đã thực hiện hàng loạt bức ảnh “siêu linh” khiến công chúng đương thời “tin sái cổ”. Đương nhiên, đằng sau đó là những thủ thuật chụp ảnh ít người biết đến bởi thời này máy ảnh còn quá xa xỉ và lạ lẫm.
Nhiếp ảnh gia William Hope đã thực hiện hàng loạt bức ảnh “siêu linh” khiến công chúng đương thời “tin sái cổ”. Đương nhiên, đằng sau đó là những thủ thuật chụp ảnh ít người biết đến bởi thời này máy ảnh còn quá xa xỉ và lạ lẫm.

Mãi về sau, khi máy ảnh dần phổ biến, những bức ảnh của William Hope mới bị “bắt nọn” khi người ta hiểu ra rằng ông đã sử dụng phương thức chụp ảnh phơi sáng lâu và ghép hai khuôn hình lại thành một.
Mãi về sau, khi máy ảnh dần phổ biến, những bức ảnh của William Hope mới bị “bắt nọn” khi người ta hiểu ra rằng ông đã sử dụng phương thức chụp ảnh phơi sáng lâu và ghép hai khuôn hình lại thành một.

Cụ thể, khi thời này người ta còn sử dụng các tấm kính ảnh (về sau được thay bằng phim chụp), William Hope sử dụng một tấm kính ảnh đã có sẵn hình, để chụp một khuôn hình thứ hai, chèn thêm lên tấm kính ảnh…

William Hope sinh năm 1863, ông bắt đầu tìm đến với nhiếp ảnh từ năm 1905 và bắt đầu thực hiện loạt ảnh “siêu linh” từ năm 1920.

Dù đây là một trò đùa “ranh mãnh”, nhưng vì tầm ảnh hưởng dài lâu mà những bức ảnh do William Hope thực hiện tạo ra đối với đời sống xã hội, Viện bảo tàng Truyền thông Quốc gia Anh (ở thành phố Bradford, Anh) đã dày công sưu tầm, nghiên cứu những bức ảnh của Hope.

Trong số những người bạn của nhiếp ảnh gia William Hope, có “cha đẻ” của thám tử Sherlock Holmes - nhà văn Anh Arthur Conan Doyle.
Trong số những người bạn của nhiếp ảnh gia William Hope, có “cha đẻ” của thám tử Sherlock Holmes - nhà văn Anh Arthur Conan Doyle.

William Hope đã sử dụng một số thủ thuật nhiếp ảnh để tạo nên “trò đùa của thập kỷ”.
William Hope đã sử dụng một số thủ thuật nhiếp ảnh để tạo nên “trò đùa của thập kỷ”.

Khi máy ảnh dần trở nên phổ biến và kỹ thuật chụp ảnh không còn là điều gì quá lạ lẫm, người ta mới dần phát hiện ra bí mật đằng sau những bức ảnh của tay máy “siêu linh”.
Khi máy ảnh dần trở nên phổ biến và kỹ thuật chụp ảnh không còn là điều gì quá lạ lẫm, người ta mới dần phát hiện ra bí mật đằng sau những bức ảnh của tay máy “siêu linh”.

William Hope sinh năm 1863, ông bắt đầu tìm tới nhiếp ảnh năm 1905 và tung ra chùm ảnh “siêu linh” năm 1920. Về sau, những bức ảnh của William Hope vẫn còn thảng hoặc xuất hiện lại và khiến người xem tò mò, hiếu kỳ, dù không tạo thành hiệu ứng mạnh như trước.
William Hope sinh năm 1863, ông bắt đầu tìm tới nhiếp ảnh năm 1905 và tung ra chùm ảnh “siêu linh” năm 1920. Về sau, những bức ảnh của William Hope vẫn còn thảng hoặc xuất hiện lại và khiến người xem tò mò, hiếu kỳ, dù không tạo thành hiệu ứng mạnh như trước.

Những bức ảnh “siêu linh” thời kỳ đầu của William Hope.
Những bức ảnh “siêu linh” thời kỳ đầu của William Hope.

William Hope đã “ranh mãnh” sử dụng một tấm kính ảnh đã có sẵn hình ảnh “siêu linh”, sau đó, đem chụp một khuôn hình thứ hai chèn lên khuôn hình thứ nhất có sẵn ấy, tạo thành một bức ảnh “ma mị”. Thường hình ảnh “siêu linh” bị chụp nhòe nhoẹt để gia tăng hiệu ứng.
William Hope đã “ranh mãnh” sử dụng một tấm kính ảnh đã có sẵn hình ảnh “siêu linh”, sau đó, đem chụp một khuôn hình thứ hai chèn lên khuôn hình thứ nhất có sẵn ấy, tạo thành một bức ảnh “ma mị”. Thường hình ảnh “siêu linh” bị chụp nhòe nhoẹt để gia tăng hiệu ứng.

Tác giả “cha đẻ” của thám tử Sherlock Holmes - nhà văn Anh Arthur Conan Doyle - đã từng viết một cuốn sách có tên “The Case for Spirit Photography” (Vụ việc nhiếp ảnh siêu linh), trong đó, ông thể hiện mình là một người ủng hộ cho những tác phẩm ảnh của người bạn - nhiếp ảnh gia William Hope.

Thực tế, William Hope không phải là người đầu tiên nghĩ ra phương pháp chụp ảnh “ranh mãnh” này, người nghĩ ra phương pháp chụp ảnh “siêu linh” đầu tiên là nhiếp ảnh gia người Mỹ William Mumler, ông bắt đầu thực hiện những bức ảnh kiểu này từ hồi năm 1860.
Thực tế, William Hope không phải là người đầu tiên nghĩ ra phương pháp chụp ảnh “ranh mãnh” này, người nghĩ ra phương pháp chụp ảnh “siêu linh” đầu tiên là nhiếp ảnh gia người Mỹ William Mumler, ông bắt đầu thực hiện những bức ảnh kiểu này từ hồi năm 1860.

Khi những bức ảnh của William Hope nhận được sự quan tâm lớn, cũng là thời kỳ máy ảnh bắt đầu phổ biến hơn và người ta dần phát hiện ra bí mật đằng sau những bức ảnh “siêu linh”.
Khi những bức ảnh của William Hope nhận được sự quan tâm lớn, cũng là thời kỳ máy ảnh bắt đầu phổ biến hơn và người ta dần phát hiện ra bí mật đằng sau những bức ảnh “siêu linh”.

Những bức ảnh “siêu linh” đã dần dần mất đi tính “hiện tượng” kể từ thập niên 1930, khi xảy ra những biến động thời cuộc có tác động trên toàn thế giới, cùng với đó là việc nhiếp ảnh gia William Hope qua đời và tư duy, nhận thức của con người được nâng cao. Dòng ảnh “siêu linh” dần chìm vào quên lãng, dù sau này, những bức ảnh ấy có đôi khi xuất hiện trở lại.
Những bức ảnh “siêu linh” đã dần dần mất đi tính “hiện tượng” kể từ thập niên 1930, khi xảy ra những biến động thời cuộc có tác động trên toàn thế giới, cùng với đó là việc nhiếp ảnh gia William Hope qua đời và tư duy, nhận thức của con người được nâng cao. Dòng ảnh “siêu linh” dần chìm vào quên lãng, dù sau này, những bức ảnh ấy có đôi khi xuất hiện trở lại.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm