(Dân trí) - Kể từ năm 1972, cuộc thi Hoa hậu Iraq đã bị ngưng tổ chức, lần đầu tiên sau hơn 40 năm, Iraq có được một tân Hoa hậu. Nữ hoàng nhan sắc mới 20 tuổi ngay sau khi đăng quang đã bị đe dọa… bắt cóc.
Cùng chiêm ngưỡng nhan sắc tân Hoa hậu của Iraq - một cô gái đang rất gây chú ý trên mặt báo quốc tế những ngày này:
Nhan sắc chiến thắng - người đẹp 20 tuổi Shaymaa Abdelrahman - đến từ thành phố Kirkuk đã vượt qua 7 thí sinh khác trong vòng chung kết để được đội chiếc vương miện lịch sử.Vì là một quốc gia có rất đông người dân theo đạo Hồi nên cuộc thi nhan sắc này cũng phải “nhập gia tùy tục”, họ không có phần thi áo tắm. Thay vào đó, các nhan sắc phô diễn hình thể trong phần thi trang phục dạ hội. Người đẹp Shaymaa Abdelrahman cũng như các thí sinh khác phải trình bày quan điểm của mình về hoạt động thiện nguyện. Shaymaa đặc biệt quan tâm tới giáo dục và đối tượng mà cô hướng đến là những người di cư.Cuộc thi nhan sắc này ban đầu được dự kiến diễn ra vào tháng 10 nhưng những nguy cơ có thể xảy ra đối với một sự kiện thách thức những tư tưởng Hồi giáo cực đoan đã khiến ban tổ chức lo ngại và phải hoãn lại tới tận cuối tháng 12. Một số thí sinh đã xin rút lui khỏi cuộc thi sau khi phải nhận những lời đe dọa nặc danh.Tuy vậy, người đẹp Shaymaa Abdelrahman cùng nhiều thí sinh khác vẫn tiếp tục tham gia cuộc thi và tân Hoa hậu sẽ đại diện cho Iraq góp mặt tại đấu trường nhan sắc quốc tế Hoa hậu Hoàn vũ 2016. Sau khi giành được vương miện, Shaymaa đã chia sẻ với báo giới rằng: “Tôi rất vui khi thấy đất nước Iraq đang bước về phía trước. Sự kiện này rất quan trọng và nó đã khiến người dân Iraq có được những nụ cười”.Kể từ năm 1972, cuộc thi Hoa hậu Iraq đã không còn được tổ chức nữa, vì vậy, đối với cuộc thi lần này, có nhiều thông điệp quan trọng đối với đời sống văn hóa - xã hội Iraq, không chỉ là một cuộc thi sắc đẹp đơn thuần. Ngay sau khi trở thành tân Hoa hậu, Shaymaa đã phải nhận những cuộc điện thoại đe dọa bắt cóc, tuy vậy, cô khẳng định sẽ không chùn bước.Shaymaa (ngoài cùng bên trái) hiện tại đang là một sinh viên. Tại cuộc thi, khi trình bày quan điểm về các hoạt động thiện nguyện, Shaymaa đã rất quan tâm tới lĩnh vực giáo dục. Trước những khó khăn đang xảy đến, Shaymaa khẳng định cô “sẽ tiếp tục tiến bước bất kể mọi chướng ngại”.Đêm chung kết của cuộc thi đã không thể truyền hình trực tiếp tới người dân Iraq để tránh những phản ứng dữ dội có thể xảy ra từ một số tín đồ Hồi giáo cực đoan. Tuy vậy, nhìn chung, cuộc thi được số đông người dân Iraq ủng hộ. Lần đầu tiên và duy nhất tính cho tới thời điểm hiện tại, Iraq có tham gia một sự kiện nhan sắc quốc tế là vào năm 1972 khi nước này cử đại diện tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1972.Nhan sắc 20 tuổi đến từ thành phố Kirkuk đã khá lo lắng khi phải nhận những cuộc điện thoại đe dọa sau khi trở thành tân Hoa hậu nhưng cô khẳng định những cuộc điện thoại nặc danh đó sẽ không thể khiến cô bỏ cuộc.
Có ý kiến cho rằng cuộc thi Hoa hậu sẽ làm hủy hoại nền tảng đạo đức của quốc gia Hồi giáo, vì vậy, cuộc thi đáng lẽ được tổ chức hồi tháng 9 đã phải rời tới cuối tháng 12 và đêm chung kết cũng không thể truyền hình trực tiếp.
Trong năm 2015 này, Iraq đã có nhiều đột biến về mặt văn hóa, trước hết, hồi tháng 3 vừa qua, lần đầu tiên một show diễn thời trang đã được tổ chức ở quốc gia này sau nhiều năm. Gần đây có cuộc thi Hoa hậu Iraq 2015. Những sự kiện này được tổ chức với mục đích giúp đời sống văn hóa Iraq hòa nhịp với thế giới. Tại cuộc thi Hoa hậu, các thí sinh cũng không choàng khăn đội đầu, đó là một quy định bắt buộc tại cuộc thi.
Những cuộc thi Hoa hậu đã trở nên quá quen thuộc và thậm chí “bội thực” ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở Iraq, thi Hoa hậu là một việc làm rất táo bạo, hiện tại, đây được xem là hoạt động giúp đem lại hy vọng cho những thay đổi tích cực trong xã hội, để cộng đồng có cách nhìn cởi mở hơn với chính họ và sau đó là với thế giới.
Nhan sắc tân Hoa hậu Iraq 2015 - cuộc thi được tổ chức sau hơn 40 năm vắng bóng