Sách bằng vàng của Triều Nguyễn lần đầu tiên được trưng bày

(Dân trí) - 22 cuốn kim sách bằng vàng là di sản vô giá vừa chứa đựng thông tin lịch sử giá trị, vừa phản ánh thẩm mĩ, khả năng chế tác ở trình độ cao của Triều Nguyễn đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội).

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ sưu tập 22 quyển kim sách Triều Nguyễn bằng vàng và bạc mạ vàng. Mỗi quyển kim sách là một di sản vô giá vừa chứa đựng những thông tin giá trị về lịch sử, tư tưởng đạo đức, điển chế, điển lễ đương triều vừa phản ánh chân thực,chân dung cuộc đời, sự nghiệp của các hoàng đế và các nhân vật ghi trong kim sách.

Kim sách Triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập hoàng thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân quốc thích... Lời sách do các hoàng đế tự biên soạn hoặc để các đại thần chấp bút. Việc chế tạo giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện.

Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và tấn tôn thân mẫu là Quốc mẫu Vương Thái phi Nguyễn Thị Hoàn làm Vương Thái hậu. Sách gồm 6 tờ, hai tờ bìa trang trí hình rồng mây, 4 tờ ruột khắc sách văn.
Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và tấn tôn thân mẫu là Quốc mẫu Vương Thái phi Nguyễn Thị Hoàn làm Vương Thái hậu. Sách gồm 6 tờ, hai tờ bìa trang trí hình rồng mây, 4 tờ ruột khắc sách văn.

Kim sách được làm bằng vàng, niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và truy đẳng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Hoàng là Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế. Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) là người đầu tiên vào lập nghiệp và xây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tạo tiền đề cho việc lập Triều Nguyễn sau này. Sách gồm có 5 tờ, hai bìa trước và sau trang trí hình rồng mây, 3 tờ ruột khắc sách văn.

Kim sách được làm bằng vàng, niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và truy đẳng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Hoàng là Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế. Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) là người đầu tiên vào lập nghiệp và xây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tạo tiền đề cho việc lập Triều Nguyễn sau này. Sách gồm có 5 tờ, hai bìa trước và sau trang trí hình rồng mây, 3 tờ ruột khắc sách văn.


Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức dâng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Phúc Khoát - Hoàng tổ phụ (ông nội) của Hoàng đế Gia Long làm Càn Cương Uy Đoán Thần Nghị Thánh Du Nhân Từ Duệ Trí Hiếu Vũ Hoàng đế, niên hiệu là (Thế Tông Hoàng đế). Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Đàng Trong là vị chúa đầu tiên xưng vương.

Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức dâng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Phúc Khoát - Hoàng tổ phụ (ông nội) của Hoàng đế Gia Long làm Càn Cương Uy Đoán Thần Nghị Thánh Du Nhân Từ Duệ Trí Hiếu Vũ Hoàng đế, niên hiệu là (Thế Tông Hoàng đế). Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Đàng Trong là vị chúa đầu tiên xưng vương.


Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Tháng 5 năm Bính Dần (1806) vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế ở điện Thái Hoà, kinh đô Huế. Bá quan văn võ dâng kim sách ca tụng công đức của ông. Hoàng đế Gia Long (1762-1820) là người có công thống nhất quốc gia, sát nhập Vương Triều Nguyễn (1802-1945) xây dựng kinh đô Huế và đặt quốc hiệu là Việt Nam. Sách gồm 9 tờ, 2 tờ bìa trang trí hình rồng mây, 7 tờ ruột khắc sách văn.

Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Tháng 5 năm Bính Dần (1806) vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế ở điện Thái Hoà, kinh đô Huế. Bá quan văn võ dâng kim sách ca tụng công đức của ông. Hoàng đế Gia Long (1762-1820) là người có công thống nhất quốc gia, sát nhập Vương Triều Nguyễn (1802-1945) xây dựng kinh đô Huế và đặt quốc hiệu là Việt Nam. Sách gồm 9 tờ, 2 tờ bìa trang trí hình rồng mây, 7 tờ ruột khắc sách văn.


Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và truy dâng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Phúc Chu là Anh Mô Hùng Lược Thánh Văn Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiểu Minh Hoàng đế. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) là vị chúa Nguyễn thứ 6 của chính quyền Đàng Trong. Dưới thời ông trị vì công cuộc mở rộng cương vực lãnh thổ đất nước về phía Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và truy dâng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Phúc Chu là Anh Mô Hùng Lược Thánh Văn Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiểu Minh Hoàng đế. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) là vị chúa Nguyễn thứ 6 của chính quyền Đàng Trong. Dưới thời ông trị vì công cuộc mở rộng cương vực lãnh thổ đất nước về phía Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật.


Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long lần thứ 15 (1816). Hoàng đế Gia Long lập Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm làm Hoàng Thái tử ngày 11 tháng 6 năm Bính Tý (1816) năm 1820 sau khi Hoàng đế Gia Long băng hà, Hoàng Thái tử lên ngôi kế vị lấy niên hiệu là Minh Mệnh, Hoàng đế Minh Mệnh (1791-1841) là Hoàng đế thứ 2 của Triều Nguyễn.

Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long lần thứ 15 (1816). Hoàng đế Gia Long lập Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm làm Hoàng Thái tử ngày 11 tháng 6 năm Bính Tý (1816) năm 1820 sau khi Hoàng đế Gia Long băng hà, Hoàng Thái tử lên ngôi kế vị lấy niên hiệu là Minh Mệnh, Hoàng đế Minh Mệnh (1791-1841) là Hoàng đế thứ 2 của Triều Nguyễn.


Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ 18 (1819). Tháng giêng năm Canh Thìn (1820) Thái Tử Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hoà, kinh đô Huế, đặt niên hiệu là Minh Mệnh. Bá quan văn võ ca ngợi tài đức của ông. Sau khi lên ngôi Hoàng đế Minh Mệnh (1791 -1841) tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng kinh thành Huế, tiến hành cải cách hành chính, kinh tế với quy mô lớn trên toàn quốc, đưa đất nước phát triển nhiều lĩnh vực.

Kim sách bằng vàng niên hiệu Gia Long thứ 18 (1819). Tháng giêng năm Canh Thìn (1820) Thái Tử Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hoà, kinh đô Huế, đặt niên hiệu là Minh Mệnh. Bá quan văn võ ca ngợi tài đức của ông. Sau khi lên ngôi Hoàng đế Minh Mệnh (1791 -1841) tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng kinh thành Huế, tiến hành cải cách hành chính, kinh tế với quy mô lớn trên toàn quốc, đưa đất nước phát triển nhiều lĩnh vực.


Kim sách bằng vàng niên hiệu Minh Mệnh thứ 1 (1820). Hoàng đế Minh Mệnh ca tụng công đức và dâng tôn thụy cho Hoàng phụ Gia Long là Khai Thiên Hoàng Đạo Lập Kỳ Thủy Thống Thần Văn Thánh Võ Tuấn Đức Long Chi Nhân Đại Hiếu Cao Hoàng đế miếu hiệu là Thế Tổ (Thế Tổ Cao Hoàng đế).

Kim sách bằng vàng niên hiệu Minh Mệnh thứ 1 (1820). Hoàng đế Minh Mệnh ca tụng công đức và dâng tôn thụy cho Hoàng phụ Gia Long là Khai Thiên Hoàng Đạo Lập Kỳ Thủy Thống Thần Văn Thánh Võ Tuấn Đức Long Chi Nhân Đại Hiếu Cao Hoàng đế miếu hiệu là Thế Tổ (Thế Tổ Cao Hoàng đế).

Kim sách “Đế hệ thi” được làm bằng vàng niên hiệu Minh Mệnh thứ 4 (1823). Năm 1823 hoàng đế Minh Mệnh đề ra 20 chữ. Để người kế nghiệp khi nối ngôi có thể lấy một chữ làm tên, lấy nhật làm chữ tượng trưng ngôi vua. Hoàng đế Minh Mệnh mong muốn thế hệ sau truyền nối đến 20 đời nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở 5 đời.
Kim sách “Đế hệ thi” được làm bằng vàng niên hiệu Minh Mệnh thứ 4 (1823). Năm 1823 hoàng đế Minh Mệnh đề ra 20 chữ. Để người kế nghiệp khi nối ngôi có thể lấy một chữ làm tên, lấy nhật làm chữ tượng trưng ngôi vua. Hoàng đế Minh Mệnh mong muốn thế hệ sau truyền nối đến 20 đời nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở 5 đời.
Kim sách bằng vàng niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Hoàng đế Thiệu Trị ca tụng công đức và dâng tôn thụy cho Hoàng phụ Minh Mệnh là Thế Thiên Xương Vận Chí Hiếu Thuần Đức Văn Võ Minh Đoàn Sáng Thuật Đại Thành Hậu Trạch Phong Công Nhân Hoàng đế miều hiệu là Thánh Tổ (ThánhTổ Nhân Hoàng đế). Sách gồm có 9 tờ, hai tờ bìa trang trí rồng mây, 7 tờ ruột khắc sách văn.
Kim sách bằng vàng niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Hoàng đế Thiệu Trị ca tụng công đức và dâng tôn thụy cho Hoàng phụ Minh Mệnh là Thế Thiên Xương Vận Chí Hiếu Thuần Đức Văn Võ Minh Đoàn Sáng Thuật Đại Thành Hậu Trạch Phong Công Nhân Hoàng đế miều hiệu là Thánh Tổ (ThánhTổ Nhân Hoàng đế). Sách gồm có 9 tờ, hai tờ bìa trang trí rồng mây, 7 tờ ruột khắc sách văn.

sach-vang-rong13

Kim sách bằng bạc mạ vàng niên hiệu Tự Đức thứ 35 (1882) Hoàng đế Tự Đức Giáng Hoàng quý phi Nguyễn Thị Duyên xuống làm Trung phi do chưa chu toàn chăm lo công việc vua giao. Tháng 6 năm 1883 trước khi mất Hoàng đế để lại di chiếu tôn phong bà làm Hoàng hậu. Tháng 7 năm đó theo di chiếu Hoàng đế Hiệp hòa đúc sách vàng, ấn vàng tôn bà là Khiêm Hoàng hậu.
Sách bằng vàng của Triều Nguyễn lần đầu tiên được trưng bày - 12
Kim sách bạc mạ vàng niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 2 (1887). Hoàng đế Đồng Khánh ca tụng công đức và tấn tôn Khiêm Hoàng hậu Vũ Thị Duyên là Trang Ý Hoàng Thái hậu.
Kim sách bạc mạ vàng niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 2 (1887). Hoàng đế Đồng Khánh ca tụng công đức và tấn tôn Khiêm Hoàng hậu Vũ Thị Duyên là Trang Ý Hoàng Thái hậu.

sach-vang-rong15

Kim sách bạc mạ vàng. Niên hiệu Khải Định thứ 7 (1922) Hoàng đế Khải Định lập Hoàng tử Nguyễn Phúc Vinh Thụy làm Đông cung Hoàng Thái tử, ngày 2 tháng 4 năm Nhâm Tuất (1922) Năm 1926 sau khi Hoàng đế Khải Định Băng Hà, Hoàng Thái tử lên ngôi kế vị, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Hoàng đế Bảo Đại (1913-1997) và vị Hoàng đế cuối cùng của Triều Nguyễn.

Trọng Trinh