Rợn người trước triển lãm dụng cụ xăm số lên người tù nhân

(Dân trí) - Những dụng cụ bằng kim loại này là một phần minh chứng cho tội ác của Phát-xít Đức tại trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan.

Những mẩu kim loại sắc nhọn này được dùng để khắc lên da thịt con người những dãy số.
 
Ở trại tập trung, người Do Thái được “đánh số” hàng loạt, họ không còn được biết tới bằng những cái tên.

Những dụng cụ xăm số này mới đây được đem trưng bày ở Viện bảo tàng Auschwitz ở Ba Lan, nhắc người ta nhớ về một trong những tội ác ghê rợn nhất, một trong những trang sử đen tối nhất của lịch sử nhân loại.

Những mẩu kim loại hình con số này từng được sắp lên một khung số, tạo thành một dãy số. Những người Do Thái khi mới vào trại sẽ phải chịu khắc những con số này lên mình, đó là số hiệu dành cho họ.

Ban đầu, số hiệu dành cho những người Do Thái sống trong trại tập trung được viết lên những mảnh vải nhỏ để họ khâu lên bộ đồng phục được phát, về sau, để đảm bảo “hiệu quả, nhanh gọn, tiết kiệm”, họ đã bị xăm số trực tiếp lên mình.

Những dụng cụ được sử dụng để xăm số lên người Do Thái sống trong trại tập trung Auschwitz.

Những dụng cụ được sử dụng để xăm số lên người Do Thái sống trong trại tập trung Auschwitz.

Những dụng cụ được sử dụng để xăm số lên người Do Thái sống trong trại tập trung Auschwitz.

Cổng chính dẫn vào trại tập trung Auschwitz - trại tập trung khủng khiếp nhất dưới thời Đức Quốc xã. Ước tính có khoảng 1,1 triệu người Do Thái đã chết tại trại tập trung này.

Những miếng kim loại này sẽ được xếp vào một chiếc khung để tạo thành một dãy số.

Những miếng kim loại này sẽ được xếp vào một chiếc khung để tạo thành một dãy số.

Những miếng kim loại này sẽ được xếp vào một chiếc khung để tạo thành một dãy số.

Những dụng cụ này vừa nhìn đã khiến người xem “sởn gai ốc”, tuy vậy, nó chỉ là một trong những bằng chứng rất nhỏ về sự độc ác của quân Phát-xít.

Những miếng kim loại này sẽ được xếp vào một chiếc khung để tạo thành một dãy số.

Những món đồ này sẽ được đem trưng bày tại Viện bảo tàng Auschwitz ở Ba Lan. Những tên lính Phát-xít sẽ “rập” bàn số lên da của người mới đến, sau đó xát mực lên vết thương để khi da liền lại, nó sẽ tạo thành một vệt xăm số.

Những miếng kim loại này sẽ được xếp vào một chiếc khung để tạo thành một dãy số.

Ông cụ Manny Mittelman, 88 tuổi, là một trong những người Do Thái may mắn sống sót trở về từ trại tập trung. Ông cũng từng bị “đánh số” lên ngực.

Về sau, để dễ bề kiểm tra, vết xăm ở ngực được chuyển thành vết xăm trên cánh tay.

Về sau, để dễ bề kiểm tra, vết xăm ở ngực được chuyển thành vết xăm trên cánh tay.

Về sau, để dễ bề kiểm tra, vết xăm ở ngực được chuyển thành vết xăm trên cánh tay.

Những em bé sống sót trở về từ trại tập trung cùng giơ tay để lộ ra hình xăm là những dãy số. Khi người ta giải phóng trại tập trung Auschwitz, có khoảng 7.000 người Do Thái đang sống trong trại.
 
Về sau, để dễ bề kiểm tra, vết xăm ở ngực được chuyển thành vết xăm trên cánh tay.

Đường tàu dẫn thẳng vào trại tập trung. Trên đường ray này, những chuyến tàu chở chật người Do Thái từng chạy rầm rập ngày đêm.

Thực tế, theo những người còn sống sót trở về từ trại tập trung Auschwitz, những người được xăm số vẫn còn là may mắn, bởi điều đó có nghĩa là họ sẽ được sắp xếp để lao động, nghĩa là họ vẫn còn “giá trị sử dụng”. Những người không được xăm số thường là những người già, ốm yếu, họ sẽ sớm bị đưa đi hành quyết.

Trong thời kỳ trại tập trung này còn hoạt động, có khoảng 6.500-7.000 binh lính Đức Quốc xã từng có mặt tại đây. Sau này, 15% trong số họ phải ra tòa án binh vì phạm tội ác chiến tranh.

Trại tập trung Auschwitz được Hồng Quân Liên Xô giải phóng ngày 27/1/1945, về sau, ngày này được coi là ngày tưởng niệm những người Do Thái đã chết trong nạn diệt chủng của Đức Quốc xã.

Sau khi được giải phóng, trại tập trung Auschwitz vẫn được giữ lại như một minh chứng để loài người nhớ về một trong những tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Nơi đây đã trở thành viện bảo tàng kể từ năm 1947.

Bích Ngọc
Theo DM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm