Rối Thăng Long đến với dân tộc Thái

(Dân trí) - 18 nghệ sỹ trẻ Hà Nội mới đây đã “cõng” theo cả một sân khấu rối lên bản Áng (Mộc Châu, Sơn La) để truyền tải tới các em nhỏ vùng cao thông điệp: Hãy bảo vệ môi trường.

Đối với các em nhỏ người dân tộc Thái ở xã Đông Sang (Mộc Châu, Sơn La), đây là cơ hội hiếm có để được xem múa rối.

Bởi vậy, khi sân khấu vừa sáng đèn giữa cánh rừng thông bản Áng, hàng trăm em đã có mặt để được thưởng thức câu chuyện cổ tích “Nàng công chúa tóc mây” được kể bằng nghệ thuật múa rối.

Vở rối này xuất phát từ ý tưởng của các nghệ sỹ trẻ thuộc Nhà hát Múa Rối Thăng Long muốn truyền tải thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường” tới các em nhỏ thông qua một câu chuyện hấp dẫn.

Câu chuyện bắt đầu khi vương quốc xinh đẹp của nàng công chúa tóc mây bỗng ngập chìm trong thiên tai, bão lũ. Công chúa đi theo con sông lên thượng nguồn để tìm hiểu lý do. Trên đường đi, công chúa tóc mây gặp chàng hoàng tử mắt to. Cả hai hiểu ra mọi thiên tai đều do một mụ phù thủy gây ra.

Để cứu vương quốc, công chúa và hoàng tử quyết tâm tìm gặp mụ phù thủy. Tuy nhiên, khi gặp nhau, mụ phù thủy nhận ra hoàng tử mắt to chính là con mình và cho biết thiên tai là do con người gây nên bởi chính con người đã làm môi trường ô nhiễm. Kể từ đó, công chúa, hoàng tử và mụ phù thủy cùng nhau quyết tâm làm sạch môi trường để xây dựng một vương quốc mới.

Câu chuyện đơn giản nhưng để đưa nó đến với các em nhỏ người dân tộc Thái, nhóm nghệ sĩ trẻ đã phải mang cả một sân khấu mini từ Hà Nội vượt hơn 200 km đường đèo núi lên cao nguyên Mộc Châu. Họ vừa là các diễn viên, vừa kiêm luôn vai trò công nhân dựng sân khấu.

Ánh mắt háo hức và nụ cười hồn nhiên của các em nhỏ vùng cao đã giúp các nghệ sĩ trẻ Hà Nội quên đi cái mệt để có một đêm diễn ý nghĩa.

Rời cao nguyên Mộc Châu trong đêm ngay sau khi kết thúc buổi diễn, “Công chúa tóc mây” sẽ tiếp tục được các nghệ sĩ mang đi diễn ở các trường tiểu học, mẫu giáo ở Hà Nội với mong muốn góp phần gây dựng cho các em nhỏ ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường.

Các nghệ sĩ chọn địa điểm dựng sân khấu ở rừng thông bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La.

Các nghệ sĩ chọn địa điểm dựng sân khấu ở rừng thông bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La.

Diễn viên và đạo diễn “kiêm” luôn vai trò “công nhân”, tự tay dựng sân khấu.


Diễn viên và đạo diễn “kiêm” luôn vai trò “công nhân”, tự tay dựng sân khấu.


Diễn viên và đạo diễn “kiêm” luôn vai trò “công nhân”, tự tay dựng sân khấu.

Diễn viên và đạo diễn “kiêm” luôn vai trò “công nhân”, tự tay dựng sân khấu.

Đạo diễn Quốc Khanh (Nhà hát Múa Rối Thăng Long) đang kiểm tra lại con rối.

Đạo diễn Quốc Khanh (Nhà hát Múa Rối Thăng Long) đang kiểm tra lại con rối.

Sân khấu được căn chỉnh tới từng chi tiết nhỏ nhất để sẵn sàng phục vụ các em nhỏ vùng cao.

Sân khấu được căn chỉnh tới từng chi tiết nhỏ nhất để sẵn sàng phục vụ các em nhỏ vùng cao.

Sân khấu chưa dựng xong, đã có em nhỏ đến sớm để lần đâu tiên trong đời được xem múa rối.

Sân khấu chưa dựng xong, đã có em nhỏ đến sớm để lần đâu tiên trong đời được xem múa rối.

Sân khấu chưa dựng xong, đã có em nhỏ đến sớm để lần đâu tiên trong đời được xem múa rối.

Vở diễn bắt đầu, các diễn viên ẩn mình trong trang phục đen kín mít. Vừa điều khiển rối, họ vừa phải thoại như các diễn viên kịch.

Sân khấu chưa dựng xong, đã có em nhỏ đến sớm để lần đâu tiên trong đời được xem múa rối.


Sân khấu chưa dựng xong, đã có em nhỏ đến sớm để lần đâu tiên trong đời được xem múa rối.

Khán giả nhí không thể nhìn thấy diễn viên. Các em chỉ nhìn thấy các con rối và hòa mình vào câu chuyện cổ tích.

Các khán giả nhí theo dõi “Nàng công chúa tóc mây” chăm chú, phấn khích.

Các khán giả nhí theo dõi “Nàng công chúa tóc mây” chăm chú, phấn khích.

Sân khấu nhỏ và các khán giả nhí giữa rừng thông.

Sân khấu nhỏ và các khán giả nhí giữa rừng thông.

Ánh mắt lạ lẫm của các em nhỏ vùng cao khi lần đầu tiên được xem diễn rối.


Ánh mắt lạ lẫm của các em nhỏ vùng cao khi lần đầu tiên được xem diễn rối.

Ánh mắt lạ lẫm của các em nhỏ vùng cao khi lần đầu tiên được xem diễn rối.

Kết thúc vở diễn, ánh đèn được tắt đi, thay vào đó là những ngọn nến để hưởng ứng Giờ Trái Đất.

Kết thúc vở diễn, ánh đèn được tắt đi, thay vào đó là những ngọn nến để hưởng ứng Giờ Trái Đất.

Các diễn viên múa rối lại tự tay thu dọn sân khấu sau đêm diễn.

Các diễn viên múa rối lại tự tay thu dọn sân khấu sau đêm diễn.

 
Pi Uy