“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”

(Dân trí) - Chiều 25/2, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc trưng bày “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”.

Từ khi dựng nước, nước ta đã trải qua nhiều lần đổi tên quốc hiệu. Mỗi lần đổi có một ý nghĩa khác nhau nhưng đều đánh một dấu mốc trọng đại trong lịch sử dân tộc. Khối mộc bản Triều Nguyễn hiện còn khắc ghi khá đầy đủ những thông tin về quốc hiệu và kinh đô của nước ta từ trước năm 1945.

“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 1

BTC và các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Mộc bản là những tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và thế giới, khắc ngược chữ Hán, Nôm trên gỗ để in ra thành sách, được dùng phổ biến trong thời kỳ phong kiến ở nước ta và đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới. Khối di sản này đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Theo BTC, triển lãm giới thiệu đến người xem hơn 32 hình ảnh, tài liệu và 20 phiên bản mộc bản Triều Nguyễn. Các tài liệu được trưng bày gồm: Đại Việt sử ký toàn thư, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập; Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục gồm: Xích Qủy thời Kinh Dương Vương, Văn Lang thời Hùng Vương, Âu Lạc thời An Dương Vương, Vạn Xuân thời Tiền Lý, Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, Đại Ngu thời nhà Hồ, Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh.

“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 2
“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 3
“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 4

Các tư liệu mộc bản Triều Nguyễn về quốc hiệu và kinh đô nước Việt được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến 25/3.

Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phát biểu: “Với mỗi quốc gia, Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại... biểu thị tính chính thống của một vương triều hay Chính phủ.

Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với quốc hiệu, kinh đô cũng luôn được đặc biệt coi trọng là nơi trú đóng của chính quyền Trung ương, là nơi mà các hoàng đế và bá quan văn võ điều hành đất nước, tiếp đón, làm việc với các phái đoàn ngoại quốc.

“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 5
“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 6
“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 7

 

“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 8
“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” - 9

Các chuyên gia và khách du lịch đến chiêm ngưỡng các tác phẩm trưng bày.

Triển lãm lần này là một hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp nghiên cứu, tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, qua đó tôn vinh các giá trị của di sản tư liệu thế giới nộc bản Triều Nguyễn cũng như phát huy giá trị văn hoá lịch sử của di sản văn hoá thế giới của Việt Nam.

Hoạt động này cũng cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, đặc biệt là đối với di sản tư liệu thế giới đã được UNESCO công nhận”.

Hà Tùng Long

Ảnh: Tùng Long

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm