Thanh Hóa:

Quần thể Am Các chứa nhiều bí ẩn trên núi cao giữa vùng đồng bằng ven biển

(Dân trí) - Giữa vùng đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Thanh Hóa lại tồn tại một hệ thống núi non trùng điệp và trên đỉnh núi tồn tại những dấu vết về một hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo còn chứa nhiều điều bí ẩn.

Giữa vùng đồng bằng ven biển phía Nam xứ Thanh tồn tại một hệ thống núi Các, thuộc các xã Định Hải và Các Sơn, huyện Tĩnh Gia cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển. Đây là ngôi chùa Hạ, cách chân núi khoảng 4 km, lâu nay, người dân địa phương vẫn men theo đường mòn, lên hương khói.
Giữa vùng đồng bằng ven biển phía Nam xứ Thanh tồn tại một hệ thống núi Các, thuộc các xã Định Hải và Các Sơn, huyện Tĩnh Gia cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển. Đây là ngôi chùa Hạ, cách chân núi khoảng 4 km, lâu nay, người dân địa phương vẫn men theo đường mòn, lên hương khói.
Người dân địa phương đã phát hiện nhiều hiện vật bằng đá trên gần đỉnh các ngọn núi.
Người dân địa phương đã phát hiện nhiều hiện vật bằng đá trên gần đỉnh các ngọn núi.
Đây là giếng cổ nằm gần chùa Hạ trên núi Các mới được phục dựng lại. Người có công lớn trong việc tìm các dấu tích và nghiên cứu các tài liệu, thư tịch cổ về quần thể di tích Am Các này là sư thầy Thích Nguyên Đại, trụ trì chùa Yên Cát ở xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa.
Đây là giếng cổ nằm gần chùa Hạ trên núi Các mới được phục dựng lại. Người có công lớn trong việc tìm các dấu tích và nghiên cứu các tài liệu, thư tịch cổ về quần thể di tích Am Các này là sư thầy Thích Nguyên Đại, trụ trì chùa Yên Cát ở xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa.
Gần như toàn bộ hệ thống quần thể chùa cổ trên các triền núi cao ở đây đã bị phá hủy, chỉ còn lại nền móng và các cổ vật rơi rớt lại. Đây được cho là khu đất lăng mộ của sư trụ trì chùa ngày xưa.
Gần như toàn bộ hệ thống quần thể chùa cổ trên các triền núi cao ở đây đã bị phá hủy, chỉ còn lại nền móng và các cổ vật rơi rớt lại. Đây được cho là khu đất lăng mộ của sư trụ trì chùa ngày xưa.
Một tảng đá có khắc chữ Hán đã bị mờ. Với những dấu tích còn sót lại, bước đầu có thể nhận định, hệ thống chùa Am Các là một quần thể công trình Phật giáo tầm cỡ và cổ xưa bậc nhất tại xứ Thanh từng được phát hiện.
Một tảng đá có khắc chữ Hán đã bị mờ. Với những dấu tích còn sót lại, bước đầu có thể nhận định, hệ thống chùa Am Các là một quần thể công trình Phật giáo tầm cỡ và cổ xưa bậc nhất tại xứ Thanh từng được phát hiện.
Các công trình kiến trúc xưa kia tọa lạc trên các triền núi. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa có thể bao quát Khu kinh tế Nghi Sơn, đảo Hòn Mê, nhiều vùng của huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và Quảng Xương.
Các công trình kiến trúc xưa kia tọa lạc trên các triền núi. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa có thể bao quát Khu kinh tế Nghi Sơn, đảo Hòn Mê, nhiều vùng của huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và Quảng Xương.
Các hiện vật và nền móng của quần thể các chùa như: Tượng pháp, chân tảng đá hoa sen, bàn thờ đá, bệ đá hoa sen, bát hương, gạch ngói cổ... và nền móng nhà Tổ, nhà Mẫu, chùa Chính cùng với cảnh quan cho thấy hệ thống chùa Am Các trước đây được xây dựng quy mô to lớn. Tuy nhiên, quần thể công trình kiến trúc không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại các dấu tích.
Các hiện vật và nền móng của quần thể các chùa như: Tượng pháp, chân tảng đá hoa sen, bàn thờ đá, bệ đá hoa sen, bát hương, gạch ngói cổ... và nền móng nhà Tổ, nhà Mẫu, chùa Chính cùng với cảnh quan cho thấy hệ thống chùa Am Các trước đây được xây dựng quy mô to lớn. Tuy nhiên, quần thể công trình kiến trúc không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại các dấu tích.
Nền móng cũ của chùa Trung lâu nay nhân dân và du khách thập phương vẫn đến đây hương khói.
Nền móng cũ của chùa Trung lâu nay nhân dân và du khách thập phương vẫn đến đây hương khói.
Đây là chùa Thượng và chuông đồng nằm trên đỉnh núi cao mới trùng tu lại. Đến đây, nhiều người không chỉ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh mà còn khâm phục cách chọn địa điểm xây dựng các công trình của người xưa.
Đây là chùa Thượng và chuông đồng nằm trên đỉnh núi cao mới trùng tu lại. Đến đây, nhiều người không chỉ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh mà còn khâm phục cách chọn địa điểm xây dựng các công trình của người xưa.
Bằng việc kêu gọi đầu tư xã hội hóa của chính quyền huyện Tĩnh Gia và sư thầy Thích Nguyên Đại, những con đường lên núi đang được mở, nhiều công trình kiến trúc đã và đang được phục dựng. Đây là khu thờ Mẫu đang được trùng tu lại.
Bằng việc kêu gọi đầu tư xã hội hóa của chính quyền huyện Tĩnh Gia và sư thầy Thích Nguyên Đại, những con đường lên núi đang được mở, nhiều công trình kiến trúc đã và đang được phục dựng. Đây là khu thờ Mẫu đang được trùng tu lại.

Duy Tuyên