Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiễn biệt danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

(Dân trí) - Sáng 17/6, lễ truy điệu danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm, người cuối cùng trong “tứ trụ” làng mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, gia đình nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đông đảo giới nghệ sĩ, hoạ sĩ, phê bình mỹ thuật… đã đến tiễn biệt danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm về nơi an nghỉ cuối cùng.

Có mặt tại tang lễ, rất nhiều nghệ sĩ, hoạ sĩ, giới phê bình mỹ thuật… đã ôn lại nhiều câu chuyện xúc động về bậc tiền bối đầy tài năng Nguyễn Tư Nghiêm. Nhiều người đã gọi danh hoạ là “bàn tay vàng”, “thế hệ vàng” của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhiều người khẳng định, sự ảnh hưởng của danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm đối với thế hệ hậu sinh là rất lớn và sâu sắc.

Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm sinh ngày 20/10/1922 trong một gia đình có truyền thống Nho học của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Sau khi học xong bậc tiểu học ở Vinh, ông đã theo người anh trai ra Hà Nội tìm đến họa sĩ Lê Phổ, người tốt nghiệp khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925 - 1930) để học vẽ. Ông đã học vẽ say sưa và sớm bộc lộ những năng khiếu hội họa “trời ban”. Năm 19 tuổi, Nguyễn Tư Nghiêm thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 15 (1941 - 1946), học cùng với ông có các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có mặt từ rất sớm tại lễ truy điệu danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có mặt từ rất sớm tại lễ truy điệu danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm.

Năm 1985, tác phẩm sơn mài Điệu múa cổ 1 của ông được tặng Giải thưởng chính thức tại Triển lãm tuần kì 3 năm nghệ thuật hiện thực tại Sophia, Bungary. Đây là tác phẩm hội hoạ đầu tiên của Việt Nam được tặng giải thưởng quốc tế từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Tiếp đó, năm 1987, tác phẩm sơn mài Điệu múa cổ 2 của ông đã được tặng giải thưởng chính thức Triển lãm quốc tế Hội hoạ và Đồ hoạ do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Cùng với nhiều giải thưởng quốc tế và giải thưởng trong nước thì Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I) cho các tác phẩm: Con nghé quả thực - sơn mài (1957), Đêm giao thừa - sơn mài (1958), Nông dân đấu tranh chống thuế - sơn mài (1958), Điệu múa cổ - sơn mài (1983), Thánh Gióng - sơn mài (1990)... của ông là minh chứng cho tài năng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.

Ngoài ra, ông còn được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.

Lưu bút của hoạ sĩ Trần Khánh Chương trong sổ tang. Ảnh: HTL.
Lưu bút của hoạ sĩ Trần Khánh Chương trong sổ tang. Ảnh: HTL.

Trong điếu văn của hoạ sĩ Trần Khánh Chương - Đại diện cho Hội Mỹ thuật Việt Nam có đoạn viết: “Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là một danh hoạ lớn, cây đại thụ của nền mỹ thuật Cách mạng Việt Nam. Tác phẩm của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm có nguồn cảm hứng từ các tác phẩm nghệ thuật đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Toàn vẹn một tấm gương đạo đức trong sáng, liêm khiết, tình cảm, hiền hoà và nhân hậu của một người nghệ sĩ lớn. Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng là một mất mát to lớn, không gì có thể bù đắp nổi. Gia tài mỹ thuật và nhân sách sống của hoạ sĩ đã để lại cho các thế hệ nghệ sĩ tạo hình những bài học quý giá về tinh thần sáng tạo và phục vụ đất nước. Đại thi hào Nguyễn Du đã có câu: “Xưa nay các bậc tài hoa/ Thác là thể phách còn là tinh anh”.

Chia sẻ lưu bút trong sổ tang của tang lễ Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam viết: “Kính cẩn vĩnh biệt Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Xin chia buồn sâu sắc cùng gia đình và người thân của hoạ sĩ. Hoạ sĩ đã đi xa nhưng những đóng góp, di sản quý báu của hoạ sĩ để lại cho nền mỹ thuật, văn hoá Việt Nam còn mãi”.

Một số hình ảnh trong tang lễ Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm:

Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam ghi sổ tang.
Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam ghi sổ tang.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiễn biệt danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - 4
Lưu bút của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong sổ tang. Ảnh: HTL.
Lưu bút của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong sổ tang. Ảnh: HTL.

Bà Nguyễn Thu Giang, ái nữ của cố nhà văn Nguyễn Tuân và là phu nhân của danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm cùng đoàn con cháu vòng quanh linh cữu người quá cố.

Bà Nguyễn Thu Giang, "ái nữ" của cố nhà văn Nguyễn Tuân và là phu nhân của danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm cùng đoàn con cháu vòng quanh linh cữu người quá cố.

Hoạ sĩ Trần Khánh Chương cùng các hoạ sĩ đại diện cho Hội Mỹ thuật Việt Nam đến viếng. Từ lúc danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm nằm xuống, hoạ sĩ Trần Khánh Chương là người đã cùng gia đình danh hoạ chung tay lo tang lễ cho ông.
Hoạ sĩ Trần Khánh Chương cùng các hoạ sĩ đại diện cho Hội Mỹ thuật Việt Nam đến viếng. Từ lúc danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm nằm xuống, hoạ sĩ Trần Khánh Chương là người đã cùng gia đình danh hoạ chung tay lo tang lễ cho ông.
Là thệ hệ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam nên học trò của hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm rất đông. Thế hệ học trò ấy giờ đây cũng đã đầu bạc hoa râm, lên ông lên bà. Tuy nhiên, họ đều có mặt rất sớm tại nhà tang lễ để thắp nén hương tiễn biệt người thầy vô vàn kính yêu của mình về nơi an nghỉ cuối cùng.
Là thệ hệ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam nên học trò của hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm rất đông. Thế hệ học trò ấy giờ đây cũng đã đầu bạc hoa râm, lên ông lên bà. Tuy nhiên, họ đều có mặt rất sớm tại nhà tang lễ để thắp nén hương tiễn biệt người thầy vô vàn kính yêu của mình về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ban Mỹ thuật - Chi hội Mỹ thuật tỉnh Nghệ An cũng đến tiễn biệt người đồng hương, người thầy.
Ban Mỹ thuật - Chi hội Mỹ thuật tỉnh Nghệ An cũng đến tiễn biệt người đồng hương, người thầy.
Thầy và trò trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nơi danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm từng có những năm tháng giảng dạy cũng đến tiễn biệt danh hoạ.
Thầy và trò trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nơi danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm từng có những năm tháng giảng dạy cũng đến tiễn biệt danh hoạ.

Trong tang lễ của danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm, ngoài những vành khăn đen và khăn trắng còn có rất nhiều khăn vàng. Họ là chắt, chít của cố danh hoạ từ quê hương Nghệ An.

Trong tang lễ của danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm, ngoài những vành khăn đen và khăn trắng còn có rất nhiều khăn vàng. Họ là chắt, chít của cố danh hoạ từ quê hương Nghệ An.

Đạo diễn Phạm Thị Thành và NSND Lan Hương cũng đến tiễn biệt danh hoạ.
Đạo diễn Phạm Thị Thành và NSND Lan Hương cũng đến tiễn biệt danh hoạ.
BTV Vân Anh (áo chấm bi) cùng người thân đến viếng danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm.
BTV Vân Anh (áo chấm bi) cùng người thân đến viếng danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiễn biệt danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - 14
Nhiều người đã không kìm được nước mắt khi viếng quanh lĩnh cửu. Họ ôm chầm lấy phu nhân của danh hoạ để chia sẻ nỗi mất mát.
Nhiều người đã không kìm được nước mắt khi viếng quanh lĩnh cửu. Họ ôm chầm lấy phu nhân của danh hoạ để chia sẻ nỗi mất mát.
Bà Thu Giang, vợ của danh hoạ trong giây phút đọc điếu văn.
Bà Thu Giang, vợ của danh hoạ trong giây phút đọc điếu văn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiễn biệt danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - 17
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiễn biệt danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - 18
Rất nhiều hoạ sĩ tên tuổi của làng mỹ thuật Việt Nam đã chờ đến phút giây cuối cùng để tiễn biệt người thầy, người anh, người đồng nghiệp...
Rất nhiều hoạ sĩ tên tuổi của làng mỹ thuật Việt Nam đã chờ đến phút giây cuối cùng để tiễn biệt người thầy, người anh, người đồng nghiệp...
Hoạ sĩ Trần Khánh Chương đọc điếu văn nêu bật công lao và đóng góp của danh hoạ với nền mỹ thuật nước nhà.
Hoạ sĩ Trần Khánh Chương đọc điếu văn nêu bật công lao và đóng góp của danh hoạ với nền mỹ thuật nước nhà.

Hà Tùng Long

Ảnh: Hữu Nghị

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm