Phim “Good morning, Vietnam” đã bóp méo sự thật?

(Dân trí) - Chi tiết “dựa trên câu chuyện có thật” luôn mang đến sức hấp dẫn riêng cho bộ phim. Nhiều bộ phim đã bị phát hiện bóp méo sự thật, trong đó có "Good morning, Vietnam".

Nhiều bộ phim đã đưa vào quá nhiều chi tiết hư cấu thậm chí thay đổi cả tính cách nhân vật người thật việc thật khi phát hành. Những bộ phim dưới đây được lấy làm ví dụ điển hình.

Phim Good morning, Vietnam (1987)
 
Good Morning Vietnam

Good morning, Vietnam là bộ phim kể về Adrian Cronauer, một phát thanh viên của quân đội Mỹ, người liên tục thể hiện sự phản đối cuộc chiến ở Việt Nam trên đài, cùng lúc với việc phát những bản nhạc tuyệt vời. Trong thực tế, mọi chuyện không diễn ra như vậy. Cronauer thừa nhận là không dễ để nói ra những điều như trong lời thoại của cố diễn viên Robin Williams. Và một sự khác biệt nữa là Cronauer không hề bị đuổi khỏi quân đội. Ông kết thúc nhiệm vụ và trở về nhà một cách yên bình, không hề có cái kết u buồn và gay cấn như trong phim.

Phim Flight (2012)

Flight

Flight có sự tham gia diễn xuất của Denzel Washington trong vai Whip Whittaker, một phi công điều khiển chiếc máy bay hỏng hóc và xấu số. Dù tuyên bố là dựa trên sự kiện chuyến bay 261 của hãng Alaska Airlines năm 2000, không có nhiều điểm chung giữa hai câu chuyện, ngoài việc chiếc máy bay gặp tai nạn. Trong phim Whittaker là một nhân vật hư cấu đã phải lộn ngược chiếc máy bay để giúp nó cân bằng, và chỉ có 6 người thiệt mạng trong vụ rơi này. Thực tế thì  phi công đã cố gắng để lật úp máy bay nhưng không thành công. Chuyến bay 261 của Alaska Airlines bị rơi và toàn bộ các hành khách đều thiệt mạng.
 
Phim The Pursuit of Happyness (2006)
 
Bộ phim
 
Bộ phim The Pursuit of Happyness (2006) kể về một người bán hàng gặp khó khăn trong việc một mình chăm nuôi cậu con trai. Dù phải trải qua rất nhiều gian khổ cuối cùng hai cha con cũng có được một cuộc sống hạnh phúc. Đây là câu chuyện rất cảm động nhưng đáng tiếc phần lớn nội dung lại không hề có thực. Sự khác biệt lớn nhất giữa phim và đời thực chính là việc Will Gardener (nhân vật chính) không hẳn là một người bố tốt. Con trai ông là do người tình sinh ra và ông cũng không hề để ý tới việc con mình ở đâu khi tìm kiếm công việc. Tệ nhất, Gardener được cho là một người chồng vũ phu vì đã nhiều lần đánh đập vợ.
 
Phim A Beautiful Mind (2001)
 
A Beautiful Mind

A Beautiful Mind là câu chuyện kể về John Forbeb Nash, một thiên tài mắc chứng tâm thần phân liệt, luôn luôn bị ảo giác cho tới khi anh tìm ra cách sống bình thường với "tâm hồn tươi đẹp" của mình. Đã có một vài khác bịêt giữa câu chuyện của Nash trong phim và ngoài đời. Đầu tiên, Nash không bị ảo giác. Đôi khi Nash nghe thấy các giọng nói trong đầu, nhưng nó không phải những ảo giác như  nhân vật trong phim. Ngoài ra, Nash và vợ cũng không gắn bó như trong phim. Họ li dị năm 1963, điều mà bộ phim đã bỏ qua.

Phim The Hurricane (1999)
 
Phim

Phim The Hurricane kể về Rubin Carter, một võ sĩ đấm bốc bị kết án oan trong vụ giết ba người. Đây là hậu quả của việc phân biệt chủng tộc tuy nhiên phải 20 năm sau, các bằng chứng cho thấy Carter vô tội và anh được trả tự do. Ngoài đời, Carter không thực sự vô tội và trong sáng như trong phim. Ở tuổi 14, Carter đã từng bị bắt vì tội tấn công và cướp có vũ trang. Với vụ án mạng dẫn tới cái chết của ba người, mọi điều đều có vẻ phức tạp hơn trong phim rất nhiều. Đầu tiên, có nhiều bằng chứng cho thấy Carter là thủ phạm. Nhiều người từng cung cấp bằng chứng ngoại phạm cho võ sĩ này đã thừa nhận là mình nói dối, và không có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh Carter vô tội. Trên thực tế, Carter được trắng án vì công tố viên đã bỏ qua nhiều bằng chứng và thẩm phán buộc phải trả tự do cho võ sĩ này.

Phim Rudy (1993)
 
Rudy

Rudy là bộ phim kể về một chàng trai vượt qua nhiều rào cản để có thể đạt được giấc mơ và chơi bóng tại Notre Dame. Tuy nhiên nếu như trong phim huấn luyện viên Dan Devine là người đã làm mọi thứ để ngăn cản Rudy chơi bóng thì ngoài đời, ông lại là một người rất tuyệt vời. Chính Devine là người thuyết phục Rudy chơi bóng trong trận chung kết. Ngoài ra sự thật chính Rudy là người đã mang câu chuyện của mình tới các studio trong vòng 10 năm, trước khi nó được chuyển thể thành phim.

Phan Hạnh
Theo Richest