Phế tích của hai thành phố Ai Cập cổ xưa vùi sâu dưới dòng Nile

(Dân trí) - Hai thành phố cổ xưa này đã biến mất không để lại một dấu tích nào trên mặt đất. Mãi cho tới cuối thế kỷ 20, những thợ lặn trên dòng Nile mới tình cờ phát hiện ra những phế tích vùi sâu trong bùn lầy của con sông huyền thoại.

Những món đồ cổ bị thất lạc của hai thành phố từ lâu đã chìm sâu dưới đáy sông Nile giờ đây được tập hợp lại một lần đầu tiên để đem trưng bày triển lãm sau khi nằm ẩn sâu dưới đáy sông hơn 1.000 năm.

Trong số những hiện vật được tìm thấy, có những bức tượng khổng lồ, những món đồ trang sức bằng vàng ròng, những tấm bia khắc chữ tượng hình… đã được trục vớt lên từ đáy sông. Giờ đây, những hiện vật quý giá đó sẽ được trưng bày trước công chúng lần đầu tiên trong tháng này tại một triển lãm lớn của Bảo tàng Anh (London).

Những hiện vật được tìm thấy vốn thuộc về hai thành phố cổ Heracleion và Canopus nằm ở trên vùng cát chảy của châu thổ sông Nile. Giờ đây, cả hai thành phố này đều đã nằm sâu dưới 3m bùn lầy.

Một tấm bia có khắc chữ tượng hình được tìm thấy trong đống đổ nát, phế tích của thành phố Heracleion cổ xưa nay thuộc vịnh Aboukir, Ai Cập. Tấm bia này cao 1,9m và được xem là một báu vật. Sắp tới đây, nó sẽ được trưng bày tại triển lãm của Bảo tàng Anh. Nội dung được khắc trên bia xoay quanh một sắc lệnh về việc thu thuế đối với những mặt hàng nhập khẩu từ Hy Lạp.
Một tấm bia có khắc chữ tượng hình được tìm thấy trong đống đổ nát, phế tích của thành phố Heracleion cổ xưa nay thuộc vịnh Aboukir, Ai Cập. Tấm bia này cao 1,9m và được xem là một báu vật. Sắp tới đây, nó sẽ được trưng bày tại triển lãm của Bảo tàng Anh. Nội dung được khắc trên bia xoay quanh một sắc lệnh về việc thu thuế đối với những mặt hàng nhập khẩu từ Hy Lạp.
Những dây đai an toàn được chằng xung quanh bức tượng cao 5,4m khắc họa vị thần Hapy vốn quản lý dòng nước lên xuống của sông Nile. Bức tượng bằng đá granit đỏ khổng lồ là một trong những hiện vật điểm nhấn sắp được trưng bày. Tượng nặng 6 tấn và có niên đại từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Đây là bức tượng lớn nhất từng được tìm thấy khắc họa thần Hapy.
Những dây đai an toàn được chằng xung quanh bức tượng cao 5,4m khắc họa vị thần Hapy vốn quản lý dòng nước lên xuống của sông Nile. Bức tượng bằng đá granit đỏ khổng lồ là một trong những hiện vật điểm nhấn sắp được trưng bày. Tượng nặng 6 tấn và có niên đại từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Đây là bức tượng lớn nhất từng được tìm thấy khắc họa thần Hapy.
Một thợ lặn đang tiếp cận bức tượng khổng lồ khắc họa thần Hapy.
Một thợ lặn đang tiếp cận bức tượng khổng lồ khắc họa thần Hapy.
Bức tượng thần Hapy còn tương đối hoàn hảo. Người ta đã tiến hành những công đoạn phục chế để bức tượng trở lại với vẻ đẹp ban đầu sau hơn 1.000 năm nằm sâu dưới đáy sông.
Bức tượng thần Hapy còn tương đối hoàn hảo. Người ta đã tiến hành những công đoạn phục chế để bức tượng trở lại với vẻ đẹp ban đầu sau hơn 1.000 năm nằm sâu dưới đáy sông.

Lớp bùn lầy bao phủ lên các hiện vật thực tế đã giúp bảo quản chúng một cách hoàn hảo trong suốt hàng thế kỷ. Những văn bản cổ ghi lại sự tồn tại của hai thành phố cổ này cho thấy Heracleion và Canopus là lối cửa ngõ ra vào Ai Cập trước khi thành phố cảng Alexandria trở nên thịnh vượng, phát triển và được biết đến nhiều.

Dần dần, hai thành phố thương mại Heracleion và Canopus chìm vào quên lãng, rồi biến mất theo đúng nghĩa đen dưới những lớp cát và bùn lầy vào khoảng năm 800.

Cho tới tận năm 1996, người ta mới phát hiện ra hai thành phố này. Chính những thợ lặn trên dòng sông Nile đã tìm ra những báu vật cổ xưa này. Sau đó, người ta đã phải mất tới gần hai thập kỷ mới có thể đưa các hiện vật lên khỏi mặt nước và bùn lầy một cách an toàn.

Những món đồ cổ này sẽ được trưng bày trong triển lãm có tên “Những thành phố chìm: Thế giới mất tích của Ai Cập” diễn ra ở Bảo tàng Anh (London) từ tháng 5-11.

Triển lãm này sẽ bao gồm những món cổ vật mà Bảo tàng Anh sở hữu và cả những cổ vật được nhà chức trách Ai Cập cho mượn, đó là những món cổ vật mà Ai Cập hiếm khi đưa ra nước ngoài. Khoảng 300 món đồ sẽ được trưng bày tại triển lãm, đa phần những món đồ này đều đã được tìm thấy từ “hai thành phố chìm”.

Triển lãm sẽ tập trung vào sự giao thoa văn hóa của những thành phố nằm trên vùng châu thổ sông Nile, đặc biệt là những tương tác văn hóa giữa Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.

Thành phố cổ nằm chìm sâu dưới nước của Ai Cập

Một triển lãm mới tại Viện bảo tàng Anh Quốc sẽ trưng bày những hiện vật được tìm thấy từ hai thành phố chìm dưới đáy sông - Heracleion và Canopus - vốn trước đây nằm trên vùng châu thổ sông Nile.
Một triển lãm mới tại Viện bảo tàng Anh Quốc sẽ trưng bày những hiện vật được tìm thấy từ hai thành phố chìm dưới đáy sông - Heracleion và Canopus - vốn trước đây nằm trên vùng châu thổ sông Nile.
Một tấm bia đá có khắc những dòng chữ tượng hình.
Một tấm bia đá có khắc những dòng chữ tượng hình.
Một tấm bia vẫn còn toàn vẹn được đưa lên khỏi mặt nước. Đây là một tấm bia của thành phố Heracleion.
Một tấm bia vẫn còn toàn vẹn được đưa lên khỏi mặt nước. Đây là một tấm bia của thành phố Heracleion.
Các thợ lặn thận trọng tiếp cận một bể chứa nước được đúc từ khối đá granit hồng.
Các thợ lặn thận trọng tiếp cận một bể chứa nước được đúc từ khối đá granit hồng.
Xương cốt còn lại của một chú bò được tìm thấy ở khu vực khảo cổ thành phố mất tích Canopus.
Xương cốt còn lại của một chú bò được tìm thấy ở khu vực khảo cổ thành phố mất tích Canopus.
Chiếc vòng cổ này được trang trí bằng đá tự nhiên màu xanh da trời và các tấm kính thủy tinh. Chiếc vòng có niên đại từ khoảng năm 940 trước Công nguyên và thuộc về Pharaoh Sheshonk II.
Chiếc vòng cổ này được trang trí bằng đá tự nhiên màu xanh da trời và các tấm kính thủy tinh. Chiếc vòng có niên đại từ khoảng năm 940 trước Công nguyên và thuộc về Pharaoh Sheshonk II.
Bức tượng có kích thước bằng người thật khắc họa thần Osiris cai trị thế giới bên kia, thế giới của những người đã khuất. Bức tượng này thuộc quyền sở hữu của Viện bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Tượng còn có dòng chữ đề cập đến người đã hiến tiền dựng tượng, đó là con gái của Pharaoh Psamtik I sống ở thế kỷ 7 trước Công nguyên.
Bức tượng có kích thước bằng người thật khắc họa thần Osiris cai trị thế giới bên kia, thế giới của những người đã khuất. Bức tượng này thuộc quyền sở hữu của Viện bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Tượng còn có dòng chữ đề cập đến người đã hiến tiền dựng tượng, đó là con gái của Pharaoh Psamtik I sống ở thế kỷ 7 trước Công nguyên.
Bức tượng này khắc họa Nữ hoàng Arsinoe II trong hình dáng của nữ thần Isis. Bức tượng đã được tìm thấy trong đống đổ nát phế tích của thành phố Canopus.
Bức tượng này khắc họa Nữ hoàng Arsinoe II trong hình dáng của nữ thần Isis. Bức tượng đã được tìm thấy trong đống đổ nát phế tích của thành phố Canopus.
Các thợ lặn cũng đã tìm thấy một số mô hình thuyền được làm từ kim loại họa theo những chiếc thuyền làm từ cói giấy nhỏ xíu mà người Ai Cập vẫn sử dụng trong các nghi thức cúng tế.
Các thợ lặn cũng đã tìm thấy một số mô hình thuyền được làm từ kim loại họa theo những chiếc thuyền làm từ cói giấy nhỏ xíu mà người Ai Cập vẫn sử dụng trong các nghi thức cúng tế.
Những cây cột khổng lồ nằm dưới mặt nước này là những phế tích còn lại của thành phố cổ xưa Canopus. Người ta đã tìm thấy những cổ vật này ở khoảng cách 2km ngoài vùng châu thổ sông Nile.
Những cây cột khổng lồ nằm dưới mặt nước này là những phế tích còn lại của thành phố cổ xưa Canopus. Người ta đã tìm thấy những cổ vật này ở khoảng cách 2km ngoài vùng châu thổ sông Nile.
Bức tượng khắc họa chú bò thần Apis của người Ai Cập. Bảo tàng Hy Lạp - La Mã ở thành phố Alexandria của Ai Cập đã cho Bảo tàng Anh mượn lại bức tượng này.
Bức tượng khắc họa chú bò thần Apis của người Ai Cập. Bảo tàng Hy Lạp - La Mã ở thành phố Alexandria của Ai Cập đã cho Bảo tàng Anh mượn lại bức tượng này.
Một thủy thủ Ai Cập đang đứng canh một tượng nhân sư được trục vớt lên từ dưới đáy sông hồi năm 2001.
Một thủy thủ Ai Cập đang đứng canh một tượng nhân sư được trục vớt lên từ dưới đáy sông hồi năm 2001.
Bức tượng đồng khắc họa thần Osiris có niên đại khoảng năm 600 trước Công nguyên.
Bức tượng đồng khắc họa thần Osiris có niên đại khoảng năm 600 trước Công nguyên.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm