Nghệ An:

Phát hiện nhiều hang động có giá trị về khảo cổ học và danh thắng

(Dân trí) - Mới đây, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam qua khảo sát ở 5 huyện miền núi Nghệ An đã thu thập được nhiều hiện vật và hang động có giá trị khảo cổ và danh thắng.

Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra khảo cổ học tại Nghệ An.
Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra khảo cổ học tại Nghệ An.
 
Đoàn nghiên cứu, khảo sát do PGS.TS Nguyễn Khắc Sử - Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tại 5 huyện miền núi Nghệ An vào đầu tháng 6 năm 2015.
 
Theo đó, đoàn của Viện khảo cổ học đã triển khai một số nhiệm vụ: Nghiên cứu hệ thống các di tích khảo cổ học hang động miền núi tỉnh Nghệ An. Sau 20 ngày tiến hành khảo sát và các chuyên gia Khảo cổ học thuộc đã phát hiện 20 hạng động tại địa bàn các huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Quỳ Châu.
 
Theo báo cáo sơ bộ của Viện Khảo cổ học cho biết: Tại huyện Tương Dương phát hiện 1 di tích hang động, 4 di tích ngoài trời và 1 hang danh thắng như: Di chỉ đền Vạn - Cửa Rào; Đồi Đền; Khe Ngậu; hang Thẳm Cũng (hang Tôm). Đặc biệt, tại di tích bản Cửa Rào còn phát hiện nhiều công cụ đá, đồng, gốm thô,…
 
Tại huyện Con Cuông phát hiện 9 di tích hang động và 2 di tích ngoài trời, 1 di tích danh thắng tiêu biểu như: hang Con Noong; hang Nọong Mu; hang ông Trạng, hang Hóng Nàng,… Tại hang Con Noong các nhà khảo cổ đã thu được nhiều mảnh tước, xương và vỏ nhuyễn thể có niên đại cách ngày nay khoảng 1 vạn năm.

Trong khi đó, tại huyện Anh Sơn, đoàn phát hiện 7 di tích khảo cổ hang động, 1 di tích danh thắng, trong đó đặc biệt phát hiện bản khắc trên phiến đá với nhiều hình lõm tròn và hình người có niên đại thuộc văn hóa Hòa Bình muộn tại bản Yên Hòa, xã Hoa Sơn và di tích hang lèn Voi tại xã Tường Sơn với nhiều nhũ đá, cột đá hình thù đẹp có gí trị về mặt danh thắng.

Tại huyện Quỳ Châu phát hiện 4 di tích hang động và 2 di tích danh thắng như: Thẳm Chàng; Cỏ Ngụn, Thẳm Bua, Thẳm Bông, Tôn Thạt, Thẩm Ồm.

Qua đợt khảo sát, PGS.TS Nguyễn Khắc Sử cho rằng: Tiềm năng khảo cổ học ở Nghệ An là rất lớn. Những kết quả khảo sát bước đầu cho thấy hệ thống các di tích khảo cổ ở Nghệ An có vị trí nhất định trong diễn trình phát triển lịch sử dân tộc và có giá trị rất lớn về mặt phát triển du lịch địa phương.

Viện Khảo cổ cũng kiến nghị tỉnh Nghệ An cần có một dự án điều tra tổng thể di tích khảo cổ học trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú ý đến các hang động, trên cơ sở đó xây dựng bản đồ khảo cổ học, quy hoạc bảo vệ và tiến hành khai quật một số di chỉ tiêu biểu.

Đồng thời có phương án xếp hạng một số di tích như: Mái Đá Bò, Hang Đồng Trương (Anh Sơn); hang Thẩm Hoi (Con Cuông); Hàn Cỏ Ngụn; hang Bông, hang Tôn Thạt (Quỳ Châu).
 
Một số hình ảnh phát hiện nhiều hang động có giá trị về khảo cổ học và danh thắng tại 5 huyện miền núi tỉnh Nghệ An:
 
Một số hiện vật phát hiện tại các hang động ở Nghệ An.
Một số hiện vật phát hiện tại các hang động ở Nghệ An.
Một số hiện vật phát hiện tại các hang động ở Nghệ An.
Một số hiện vật phát hiện tại các hang động ở Nghệ An.
Một số hiện vật phát hiện tại các hang động ở Nghệ An.
 
Phiến đá có khắc các hình người và hình lõm được phát hiện tại hang Bò, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn.
Phiến đá có khắc các hình người và hình lõm được phát hiện tại hang Bò, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn.
 
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 Một số hang động có giá trị về mặt danh thắng.
 
 Nguyễn Duy - Mạnh Hà
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm