“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”!

(Dân trí) - Từng tiếp xúc với thương hiệu Ne.Tiger, nhà thiết kế (NTK) Lan Hương không bằng lòng với cách nhật báo Trung Quốc chú thích bộ sưu tập (BST) gây tranh cãi của họ. NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam khẳng định cần đồng lòng bảo hộ áo dài. NTK Minh Châu, Hoa hậu Ngọc Diễm nhắc đến vai trò quảng bá áo dài của người đẹp Việt.

Trong bộ sưu tập xuân hè 2019 của một thương hiệu Trung Quốc, một số thiết kế được cho là giống hệt áo dài Việt Nam xuất hiện, khiến dư luận xôn xao.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 1

Sự giống nhau đến từ chi tiết đường nét trên cổ áo, phụ kiện kèm theo như nón lá, hay thậm chí cả chiếc mấn đội đầu... gây ra tranh cãi. (Ảnh: China Daily).

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam

Điều đầu tiên tôi khẳng định, áo dài Việt Nam và áo sườn xám của Trung Quốc có kiểu dáng hoàn toàn khác nhau. Nếu như sườn xám chỉ là một cái váy xẻ sang hai bên, mặc theo kiểu đầm thì áo dài mặc cùng quần, kiểu dáng áo dài xẻ lên tận eo, tay raglan.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 2

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam từng có nhiều BST áo dài giới thiệu ở các tuần lễ thời trang trên thế giới như Mỹ, Pháp..

Việc một NTK Trung Quốc sử dụng áo dài Việt Nam một lần nữa chứng minh rằng, áo dài Việt Nam hoàn toàn khác với sườn xám. Và áo dài Việt Nam rất đẹp nên mới bị “sao chép”.

Mỗi lần tôi mang áo dài ra nước ngoài, sang Ý, Đức, Pháp Úc,... đi chụp ở những di sản, nhiều du khách mặc dù không biết tiếng Việt Nam nhưng vẫn gọi tên "Việt Nam", "áo dài". Điều đó khẳng định, áo dài Việt Nam đã có chỗ đứng trong lòng bạn bè thế giới.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 3

Một NTK khi bị một NTK khác sao chép thiết kế đã rất khó chịu, đằng này, một NTK ở Trung Quốc lại đi "nhái lại" những thiết kế truyền thống của Việt Nam thì bản thân tôi rất bức xúc. Nhưng mà nói cho cùng, đây là câu chuyện giao thoa văn hoá nên khó lòng bảo hộ những thiết kế của mình. 

Về ý tưởng bảo hộ áo dài Việt Nam, việc tốt nhất mà các NTK áo dài Việt Nam có thể làm là có có những sản phẩm đẹp hơn, mang những sản phẩm áo dài tới trình diễn, quảng bá ở những chương trình lớn trong và ngoài nước để khẳng định vị thế. 

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 4

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam có bộ sưu tập áo dài họa tiết quốc kỳ và biểu tượng đặc trưng các nước.

Cá nhân tôi từng có nhiều BST áo dài giới thiệu ở các tuần lễ thời trang trên thế giới như Mỹ, Pháp... Bên cạnh đó, tôi có bộ sưu tập áo dài họa tiết quốc kỳ và biểu tượng đặc trưng các nước để nhiều người yêu áo dài trên thế giới có thể mặc được.

Tôi cũng đã kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lên ý tưởng “Tự hào Áo dài Việt Nam”, không chỉ tổ chức trong nước mà còn mang áo dài trình diễn tại Hàn Quốc. Năm 2020 này, tôi cùng CLB Áo dài Việt Nam dự kiến tiếp tục kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kêu gọi lập kỷ lục cả nước mặc áo dài trong một ngày.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 5
“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 6

Bên cạnh đó, cần sự đồng lòng của mọi người mặc áo dài nhiều hơn trong các dịp lễ, Tết. Thậm chí, các trường học, công sở cũng có thể vận động mặc áo dài hàng ngày để sức lan toả hình ảnh về áo dài rộng khắp hơn nữa.

NTK Lan Hương

Đã 3 lần tôi trưng bày triển lãm BST tại Bắc Kinh và Trùng Khánh (Trung Quốc). Tôi đại diện cho đoàn Việt Nam giới thiệu các mẫu áo dài trong khi thương hiệu thương hiệu Ne.Tiger có các bộ trang phục đại diện cho Trung Quốc cũng triển lãm cùng đợt với tôi. Đây là thương hiệu khá nổi tiếng ở Trung Quốc. Tôi cũng đã tới nơi trưng bày và sản xuất của họ.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 7

NTK Lan Hương là một trong số các NTK đã sử dụng chất liệu thuần Việt để may áo dài nhiều năm qua.

Tôi không bằng lòng với cách mà bài báo gọi tên cho BST gây tranh cãi của họ. Gần đây vẻ đẹp của tà áo dài Việt Nam thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người yêu thời trang trên thế giới và dường như họ chưa hiểu hết về áo dài Việt Nam.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 8

NTK Lan Hương và Hoa hậu - NTK Ngọc Hân trong những thiết kế áo dài thuần Việt.

Trên thực tế chúng ta mới quảng bá, mới đồng thuận áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống chứ áo dài chưa được công nhận là quốc phục như một số nước khác đã công nhận quốc phục.

Vậy nên, hãy nhìn vào sự vụ này để quan tâm sâu sắc hơn để làm ra các thiết kế của chúng ta một cách chuẩn mực. Tôi cùng nhiều NTK khác từng tham gia thiết kế quốc phục trong chương trình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát động nhưng vẫn chưa thể đi đến kết luận cuối cùng.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 9

"Tôi xác định làm áo dài cũng chính là để áo dài Việt Nam đi đúng khuynh hướng", NTK Lan Hương tâm sự.

Có một điều mà ít ai nhận ra, đó là chục năm về đây, khi ngành sản xuất áo dài của Việt Nam phát triển và đi sâu rộng vào đời sống nhân dân, thì vẫn có các NTK và những nhà sản xuất Việt Nam loay hoay sử dụng vải và phụ kiện Trung Quốc để phục vụ người tiêu dùng.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 10

NTK Lan Hương cho biết, đến nay công sức cô bỏ ra đã được bù đắp khi áo dài chất liệu thuần Việt dần có được chỗ đứng trên thị trường.

Bản thân tôi cùng một số NTK khác đã dũng cảm thiết kế trên lụa Việt và thêu tay Việt. 20 năm trước, khi bắt tay vào thiết kế áo dài trên lụa Việt, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến nay công sức tôi bỏ ra đã được bù đắp. 2 năm nay, áo dài thêu tay trên chất liệu vải truyền thống Việt Nam đã lên ngôi.

Tôi xác định làm áo dài cũng chính là để áo dài Việt Nam đi đúng khuynh hướng và khiến cho người yêu áo dài trong nước, quốc tế nhận diện thật rõ về áo dài của Việt Nam.

NTK Minh Châu

Chúng ta có thể bắt buộc người khác nhìn nhận thành quả của mình nhưng đó phải là thành quả và chất xám do chính bản thân chúng ta tạo nên chứ không phải là thành quả đi ăn cắp, ăn trộm hoặc là tự biên, tự diễn một cách rất vô lý.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 11

NTK Minh Châu đã có 10 năm theo đuổi, nghiên cứu kĩ lưỡng về áo dài.

Minh Châu hoàn toàn không đồng ý với cách đặt tên của nhật báo tiếng Trung. Đối với Minh Châu đây là điều không thể nào chấp nhận được.

Hơn 10 năm theo đuổi áo dài, tôi nghiên cứu rất kỹ những kỹ thuật, nét văn hóa được truyền tải trên áo dài. Áo dài Việt Nam đã có từ hàng ngàn năm trước, từ thời vua chúa. Và đặc biệt, áo dài là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2002.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 12

NSND Hồng Vân, vợ chồng Kha Ly, Thanh Duy trong các thiết kế áo dài thuần Việt của Minh Châu.

Với cương vị của một nhà thiết kế, Minh Châu nghĩ rằng, các nhà thiết kế áo dài tại Việt Nam cần phải đồng loạt bảo vệ linh hồn, tinh hoa của dân tộc.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 13

Minh Châu khẳng định, các người đẹp Việt chính là cầu nối quảng bá áo dài Việt ra thế giới.

Trong những trang phục mà người đẹp Việt Nam khi đi thi quốc tế cũng cần có những chi tiết để thể hiện về chủ quyền đất nước thông qua tà áo dài Việt Nam. Chúng ta không thể để những người khác nhìn nhận văn hóa của mình là sản phẩm sáng tạo của họ được.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 14

NTK Minh Châu: "Áo dài là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2002".

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 15

Hoa hậu Du lịch Ngọc Diễm:

Là người Việt, Ngọc Diễm thường chọn áo dài để xuất hiện trong các sự kiện quốc tế và luôn tự hào khi bạn bè quốc tế khen ngợi về trang phục truyền thống của dân tộc mình.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 16

Hoa hậu Ngọc Diễm duyên dáng trong tà áo dài Việt.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 17

Đây không phải là "phong cách Trung Quốc". Rất mong những người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, văn hoá và truyền thông của Trung Quốc hiểu rõ việc này.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 18

Hoa hậu Ngọc Diễm tự hào mang áo dài Việt Nam đến hội nghị JCI châu Á tháng 6 vừa qua.

“Phải đồng lòng bảo hộ áo dài Việt”! - 19

Trong khuôn khổ sự kiện cô và con gái mặc áo dài, quảng bá văn hóa Việt Nam đến với hơn 7.000 bạn bè quốc tế.

Phương Nhung

Ảnh: NVCC