Hướng tới ngày Quốc tế Phụ nữ:

Nước mắt phụ nữ năm 2014

(Dân trí) - Những bức ảnh dưới đây là chuỗi câu chuyện kể về phụ nữ và nỗi đau của họ năm 2014.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 31/1: Trại tị nạn Yarmouk, ở thủ đô Damascus, Syria, có tới hơn 100.000 người tị nạn. Cuộc sống ở đây rất khó khăn khi xung đột liên tục nổ ra khiến ngay cả việc tiếp tế lương thực, thuốc men cũng gặp khó khăn. Cuộc sống của phụ nữ, trẻ em ở trại tị nạn Yarmouk luôn trong tình trạng khủng hoảng vì thiếu lương thực, y tế, giáo dục…

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 2/2: Cô gái người Lebanon - Fatima - vừa khóc vừa hôn lên khuôn mặt đã bị băng kín của cha. Cha của Fatima đã bị thương nặng sau một vụ đánh bom xe hơi ở thị trấn Hermel, Lebanon. Vụ đánh bom tự sát do một nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan tiến hành.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 10/2: Một nữ nghệ sĩ người Ukraina chơi đàn ngay trên những đống đổ nát ở đường phố Kiev với hy vọng giúp những người biểu tình và cả cảnh sát chống bạo động cùng giảm bớt cơn thịnh nộ.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 20/2: Người phụ nữ sống ở tỉnh An Huy, Trung Quốc - cô Li Yan - đang mang bầu người con thứ hai. Bên cạnh Li Yan là cô con gái đầu lòng. Đầu năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng quy định về kế hoạch hóa gia đình, giúp hàng triệu cặp vợ chồng ở Trung Quốc có cơ hội sinh con thứ hai.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 5/3: Những người phụ nữ địa phương đứng nhìn những người lính đang làm nhiệm vụ canh gác ở gần một khu căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ukraina.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 8/3: Người phụ nữ có con gái bị sát hại bởi chính chồng của cô đã tham gia vào cuộc tuần hành tổ chức trong ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2014 ở Beirut, Lebanon. Bà hy vọng chính phủ Lebanon sẽ xem xét thông qua luật bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực gia đình.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 24/3: Một người thân của hành khách có mặt trên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia đã bị sốc khi phải đón nhận những tin tức kinh hoàng về chuyến bay xấu số. Sự mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 vừa là nỗi đau tuyệt vọng vừa là niềm hy vọng lay lắt của những người phụ nữ có người thân có mặt trên chuyến bay.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 4/5: Một người phụ nữ đứng khóc trong tòa nhà Hiệp hội Thương mại ở thành phố Odessa, Ukraine, sau khi một cuộc đụng độ xảy ra ngay tại đây, khiến 31 người thiệt mạng.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 21/5: Cô gái người Nigeria - Deborah Peters - là người duy nhất sống sót sau khi phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram tấn công vào nơi cô sinh sống. Tất cả các thành viên trong gia đình Deborah đều thiệt mạng. Cô gái đã được mời đến Washington, Mỹ, để trả lời phỏng vấn của phóng viên về thực trạng những gì đang xảy ra ở quê nhà.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 26/7: Người phụ nữ Palestine than khóc giữa những tòa nhà bị đánh sập nằm ở Dải Gaza khi một lệnh ngừng bắn được thực thi. Trong lúc tạm thời ngưng tiếng súng, người ta đã tìm thấy 35 thi thể của những người dân vô tội bị vùi lấp trong những tòa nhà đổ nát.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 2/8: Một cô gái người Ukraina đứng bên vệ đường vừa khóc vừa chờ có xe chạy qua xin đi nhờ. Cô đã thu dọn hành lý và quyết định rời khỏi quê nhà Donetsk.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 15/8: Chị Umu Fambulle tuyệt vọng đứng bên người chồng khi anh lảo đảo rồi ngã vật xuống sàn bất tỉnh trong một khu vực cách ly những người bị nghi nhiễm Ebola ở thủ đô Monrovia, Liberia.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 15/9: Một nữ quân nhân đang làm nhiệm vụ canh gác ở thành phố Kirkuk, Iraq. Trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS, những nữ quân nhân cũng tham gia chiến đấu.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 23/9: Người phụ nữ Syria đưa theo hai con nhỏ vượt qua biên giới để sang được lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 4/10: Một người phụ nữ Liberia than khóc trong tuyệt vọng khi chồng của cô bị nghi nhiễm Ebola và phải đưa đi cách ly. Ebola là một trong những bệnh dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử, khiến gần 24.000 người lây nhiễm và hơn 9.600 người đã bị tử vong.

Nước mắt phụ nữ năm 2014

Ngày 10/10: Cô gái 17 tuổi giành giải Nobel Hòa bình - Malala Yousafzai. Malala là người Pakistan đầu tiên và là người trẻ nhất thế giới từng nhận được giải thưởng danh giá này.


Bích Ngọc
Theo Boston