NSND Trung Kiên: “Đừng để khán giả hiểu sai về opera”
Chinh phục đỉnh cao (CPĐC) là chương trình truyền hình thực tế đầu tiên về opera tại Việt Nam. Ngay sau khi ra mắt, chương trình đã khiến giới nhạc cổ điển xôn xao và dư luận đặt ra muôn vàn câu hỏi.
Những câu hỏi đó là: Chương trình này đang chinh phục đỉnh gì? Opera mà CPĐC dùng là loại opera gì? Thí sinh có thực sự “đỉnh cao” hay không mà toàn được chấm điểm 10 như thế?
NSND Trung Kiên.
“Gọt” opera cho vừa… “chân” Nathan Lee
Thưa ông, ông có biết đến chương trình Chinh phục đỉnh cao không? Thái độ của giới cổ điển thế nào khi biết chương trình này lên sóng?
Những ngày qua đồng nghiệp, học trò nói với tôi liên tục về chương trình này, nhiều người phản ứng rất gay gắt. Tôi tò mò nên đã xem thử và thấy rằng nếu có đặt vấn đề khen chê cũng phải công bằng. Đây là một chương trình hoành tráng, sang trọng, công phu, phải ghi nhận công sức của người tổ chức.
Nhưng tôi không thích chương trình dùng chữ opera chung chung. Phải nói rõ anh dùng loại opera gì, chứ không thể vơ đũa cả nắm opera cổ điển và opera đương đại vào chung một rọ.
Tôi xem hết chương trình chỉ thấy có 1-2 tiết mục đúng là opera nhưng rất tiếc là làm không đúng. Khúc hát Duca trích vở operaRigolettodo ca sĩ Nathan Lee trình bày vốn dành cho giọng nam cao, mà được hạ xuống 4 tông thành giọng nam trung. Trong opera người ta không cho phép làm thế đâu, làm thế thì không thể gọi là opera nữa.
Yêu cầu của opera là phải hát bằng giọng hát thật, có khi ca sĩ phải hát với cả dàn nhạc lên tới 100 người. Opera mà dùng micro sẽ khác ngay, không còn là opera nữa. Giữa opera thật và opera kiểu chương trình này khác nhau xa lắm. Cứ thử hát không xem, chết luôn ấy chứ (cười). Yêu cầu khắt khe là vậy, nên khi mình không làm được opera thật thì nên giải thích để khán giả hiểu. Chứ cứ đánh đồng thế này, khán giả cứ tưởng opera thực sự là như thế thì rất nguy hiểm.
Ông nghĩ gì về cái tên Chinh phục đỉnh cao?
Dùng từ Chinh phục đỉnh cao là chưa lượng được sức mình, theo tôi nên là Hướng tới đỉnh cao.
Theo NSND Trung Kiên tiết mục của Nathan Lee đã vi phạm nguyên tắc của opera khi hạ tới 4 tông
Cho toàn điểm 10 là vô duyên
Ông đánh giá thế nào về 8 thí sinh của chương trình?
Họ chỉ là những ca sĩ nhạc pop thử sức với một lĩnh vực khó, họ không phải là ca sĩ opera nên họ làm được như thế cũng là quý rồi. Trong số này có một số ca sĩ hát đạt được mức nghe dễ chịu. Tôi thấy Ngọc Khuê hát được đấy, cách xử lý thông minh, có chỗ phóng tác rất được.
Thế còn việc BGK cho thí sinh toàn điểm 10, thưa ông?
Thì vô duyên! Ngoài ra, cho điểm là các giám khảo phải giơ bảng điểm cùng một lúc, chứ không giơ từng người. Tôi làm giám khảo đến hàng trăm bận nên biết chỉ giơ bảng điểm chậm một chút thôi kết quả đã khác rồi. Cách thức chấm điểm khiến các cuộc thi không còn uy tín nữa, làm thế hệ trẻ bị khủng hoảng niềm tin. Tôi cũng phản đối cộng điểm khán giả bình chọn vào giải chính của các cuộc thi bây giờ. Cứ làm như thế là những mầm mống nghệ sĩ đã bị thui chột ngay từ đầu.
Ông nghĩ thế nào về khoảng thời gian 2 tháng thi?
May là làm có 10 số, chứ làm nữa thì không đủ tiềm lực, sẽ lộ hết nhược điểm ngay.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
NSND Trung Kiên.
“Gọt” opera cho vừa… “chân” Nathan Lee
Thưa ông, ông có biết đến chương trình Chinh phục đỉnh cao không? Thái độ của giới cổ điển thế nào khi biết chương trình này lên sóng?
Những ngày qua đồng nghiệp, học trò nói với tôi liên tục về chương trình này, nhiều người phản ứng rất gay gắt. Tôi tò mò nên đã xem thử và thấy rằng nếu có đặt vấn đề khen chê cũng phải công bằng. Đây là một chương trình hoành tráng, sang trọng, công phu, phải ghi nhận công sức của người tổ chức.
Nhưng tôi không thích chương trình dùng chữ opera chung chung. Phải nói rõ anh dùng loại opera gì, chứ không thể vơ đũa cả nắm opera cổ điển và opera đương đại vào chung một rọ.
Tôi xem hết chương trình chỉ thấy có 1-2 tiết mục đúng là opera nhưng rất tiếc là làm không đúng. Khúc hát Duca trích vở operaRigolettodo ca sĩ Nathan Lee trình bày vốn dành cho giọng nam cao, mà được hạ xuống 4 tông thành giọng nam trung. Trong opera người ta không cho phép làm thế đâu, làm thế thì không thể gọi là opera nữa.
Yêu cầu của opera là phải hát bằng giọng hát thật, có khi ca sĩ phải hát với cả dàn nhạc lên tới 100 người. Opera mà dùng micro sẽ khác ngay, không còn là opera nữa. Giữa opera thật và opera kiểu chương trình này khác nhau xa lắm. Cứ thử hát không xem, chết luôn ấy chứ (cười). Yêu cầu khắt khe là vậy, nên khi mình không làm được opera thật thì nên giải thích để khán giả hiểu. Chứ cứ đánh đồng thế này, khán giả cứ tưởng opera thực sự là như thế thì rất nguy hiểm.
Ông nghĩ gì về cái tên Chinh phục đỉnh cao?
Dùng từ Chinh phục đỉnh cao là chưa lượng được sức mình, theo tôi nên là Hướng tới đỉnh cao.
Theo NSND Trung Kiên tiết mục của Nathan Lee đã vi phạm nguyên tắc của opera khi hạ tới 4 tông
Cho toàn điểm 10 là vô duyên
Ông đánh giá thế nào về 8 thí sinh của chương trình?
Họ chỉ là những ca sĩ nhạc pop thử sức với một lĩnh vực khó, họ không phải là ca sĩ opera nên họ làm được như thế cũng là quý rồi. Trong số này có một số ca sĩ hát đạt được mức nghe dễ chịu. Tôi thấy Ngọc Khuê hát được đấy, cách xử lý thông minh, có chỗ phóng tác rất được.
Thế còn việc BGK cho thí sinh toàn điểm 10, thưa ông?
Thì vô duyên! Ngoài ra, cho điểm là các giám khảo phải giơ bảng điểm cùng một lúc, chứ không giơ từng người. Tôi làm giám khảo đến hàng trăm bận nên biết chỉ giơ bảng điểm chậm một chút thôi kết quả đã khác rồi. Cách thức chấm điểm khiến các cuộc thi không còn uy tín nữa, làm thế hệ trẻ bị khủng hoảng niềm tin. Tôi cũng phản đối cộng điểm khán giả bình chọn vào giải chính của các cuộc thi bây giờ. Cứ làm như thế là những mầm mống nghệ sĩ đã bị thui chột ngay từ đầu.
Ông nghĩ thế nào về khoảng thời gian 2 tháng thi?
May là làm có 10 số, chứ làm nữa thì không đủ tiềm lực, sẽ lộ hết nhược điểm ngay.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Theo Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa