Nỗi đau của người Nhật từ vụ ném bom nguyên tử Nagasaki

(Dân trí)- 67 năm đã qua đi sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Nagasaki và Hiroshima của Nhật, nhưng những vết thương để lại vẫn nhức nhối. Nỗi đau ấy in sâu trong tâm hồn người Nhật, trong mỗi tác phẩm nghệ thuật, trong mỗi giai điệu âm nhạc của họ...

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki được coi là hành động trả thù của Mĩ cho cuộc tấn công Trân Châu Cảng 4 năm trước đó. Hai quả bom nguyên tử mà Không quân Hoa Kỳ thả xuống hai thành phố của Nhật theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman là vào những ngày cuối cùng của cuộc thế chiến thứ hai. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" thả xuống thành phố Hiroshima. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Sự kiện này đã khiến nước Nhật điêu đứng dẫn tới việc Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh ngày 15 tháng 8 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.

Những hình ảnh đáng sợ được ghi lại từ vụ ném bom nguyên tử:

Những hoạt động thường niên được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân:


Những hoạt động thường niên được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân:


Những hoạt động thường niên được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân:


Những hoạt động thường niên được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân:


Những hoạt động thường niên được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân:


Những hoạt động thường niên được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân:


Những hoạt động thường niên được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân:


Những hoạt động thường niên được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân:

Thả đèn lồng


Thả đèn lồng


Đặt vòng hoa ở đài tưởng niệm Hoà Bình


Đặt vòng hoa ở đài tưởng niệm Hoà Bình

Cùng nhau nắm tay trong Ngày Nắm Tay


Cùng nhau nắm tay trong Ngày Nắm Tay

Sau tai hoạ này, người Nhật đã "nắm tay" nhau để xây dựng lại hai thành phố từ hoang tàn, đổ nát. Với tinh thần Nhật Bản, chỉ sau ít năm hai thành phố này đã được tái thiết nhanh chóng. Mỗi năm một lần, cứ đến ngày 9/8, người dân Nhật lại nắm tay nhau và gọi đó là Ngày Nắm tay để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng, khắc ghi một thời kỳ đau thương, mất mát, gian khó vô cùng, nhưng từ đó, sức mạnh Nhật đã hiện lên người sáng và lập nên kỳ tích khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Trong vụ động đất, sóng thần xảy ra tại Nhật Bản năm 2011, người dân cũng cùng nhau nắm tay để vượt qua cơn khủng hoảng và xây dựng lại cuộc sống trên những thành phố, thị trấn đã bị san phẳng bởi thảm hoạ thiên nhiên.

Người Nhật cũng khai thác đề tài chiến tranh và đi sâu vào những đau thương, mất mát của dân tộc họ để dựng nên những bộ phim nổi tiếng về Thế chiến thứ hai:

Grave of the Fireflies



Grave of the Fireflies (Nấm mồ của những chú đom đóm) là một bộ phim hoạt hình sản xuất năm 1988 kể về cuộc đời ngắn ngủi của cậu bé 14 tuổi bị mồ côi trong Thế chiến thứ hai. Bộ phim có nhiều đoạn hồi tưởng về quá trình lớn lên rất khó khăn của nhân vật chính và tình anh em của cậu bé với cô em gái.

The Burmese Harp



The Burmese Harp (Cây đàn hạc Miến Điện) kể về cuộc đời của một người lính Myanma sau khi chiến tranh kết thúc. Anh vẫn bị ám ảnh bởi cái chết của mộ người lính Nhật anh đã chứng kiến trên chiến trường.

Black Rain



Black Rain (Mưa đen) là bộ phim tái hiện lại mọi mặt cuộc sống của người dân thành phố Hiroshima sau khi bị ném bom trong đó khắc hoạ cuộc sống của những người dân chết dần chết mòn sau nhiều năm vì bị nhiễm xạ cũng như những thế hệ bị ảnh hưởng bởi chất độc phát ra từ quả bom.

Nhà văn Nhật Fumiyo Kouno đã viết một cuốn truyện tranh kể về một gia đình sau vụ ném bom nguyên tử. Cuốn truyện Town of Evening Calm, Country of Cherry Blossoms (Thị trấn đêm yên bình, vùng đất hoa anh đào nở) đã gây được tiếng vang trên thị trường sách Nhật Bản chứng tỏ giới trẻ Nhật rất quan tâm tới những câu chuyện lịch sử của nước nhà. Cuốn truyện được xuất bản năm 2004 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.

Black Rain



Ban nhạc rock Nhật Bản L'Arc-en-Ciel đã trình bày nhạc phẩm nổi tiếng “Hoshizora” (Starlit Sky – Bầu trời sáng rực ánh sao) trong album “Awake” (Đánh thức) ra đời năm 2005 với hình ảnh thành phố Hiroshima được nhắc tới như một ẩn dụ cho sức huỷ hoại khốc liệt của chiến tranh. Bài hát nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ giới trẻ và trở thành hit trong năm đó. Hoshizora còn được sử dụng làm nhạc nền trong nhiều bộ phim.
 
Từ những đau thương, người Nhật đã mạnh mẽ đứng lên, và không bao giờ quên rằng, chính đau thương đã làm nên sức mạnh cho họ.

 
 
Hồ Bích Ngọc
Theo Independent