Những thảm họa hàng không kinh hoàng nhất trên màn ảnh

(Dân trí) - Các nhà làm phim đã từng thực hiện nhiều cảnh phim kinh hoàng về thảm họa hàng không.

“The Grey” (Bản năng sinh tồn - 2011): Phim lấy bối cảnh vùng Alaska lạnh giá đầy tuyết trắng và xoay quanh câu chuyện về một đội khoan dầu phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt sau khi máy bay của họ gặp nạn. Bị kẹt lại ở nơi hoang dã, họ không những phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà còn bị đàn sói hoang rình rập. Bản năng sinh tồn trong mỗi người bắt đầu trỗi dậy.

“Final Destination” (Điểm đến cuối cùng - 2000): Trong chuyến đi đến Paris với các bạn, Alex Browning có điềm báo rằng chuyến bay sẽ bị nổ tung sau khi cất cánh. Alex liền gây ra một cuộc ẩu đả. Hậu quả là cậu và nhóm bạn của mình bị đuổi xuống máy bay. Chỉ vài phút sau đó, chiếc máy bay nổ tung. Nhóm bạn cảm thấy nhẹ nhõm vì thoát chết, nhưng chính lúc này cơn ác mộng ập đến, khi tử thần quay lại tìm từng người trong nhóm.

“The Aviator” (Phi công
tỷ phú - 2004):


“The Aviator” (Phi công tỷ phú - 2004): Howard Hughes là một tỷ phú đam mê máy bay cuồng nhiệt. Hughes say mê tốc độ đến nỗi anh bất chấp nguy hiểm để lái thử các loại máy bay mới. Trong một lần bay thử thất bại, Hughes đã bị thương nặng.

“Fight Club” (Sàn đấu sinh tử - 1999): Nhân vật người kể chuyện vô danh của phim là một người đàn ông thành đạt. Mặc dù giàu có, nhưng anh luôn cảm thấy cuộc đời thật đơn điệu, anh luôn mong một lần nào đó khi đang đi máy bay, máy bay sẽ nổ tung và mọi chuyện kết thúc. Dù chỉ là một vụ nổ máy bay xuất hiện trong trí tưởng tượng của nhân vật, nhưng cảnh phim được thực hiện rất công phu.

“Con-Air” (Không tặc - 1997): Viên sĩ quan quân đội Cameron Poe vướng vào một vụ ngộ sát và phải ngồi tù. Ngày mãn hạn tù, Cameron có mặt trên chiếc phi cơ Con Air để chuẩn bị trở về với vợ con. Trên máy bay còn có một đám tù nhân đang âm mưu tẩu thoát, chúng khống chế máy bay. Poe đã một mình chiến đấu chống lại bọn không tặc với quyết tâm mãnh liệt rằng anh không thể vắng mặt trong sinh nhật của con gái. Chiếc máy bay đã có một cú đáp cánh dữ dội ở cuối phim.

Knowing (Hỗn số tử thần
- 2009):


Knowing (Hỗn số tử thần - 2009): Năm 1958, trong chương trình quyên góp cho một ngôi trường tiểu học, một nhóm học sinh được yêu cầu vẽ tranh để cất giữ trong hộp thời gian. Trong nhóm, có một cô bé bí ẩn, có khả năng nghe thấy những lời thì thầm. Cô bé đã vẽ trên tranh của mình những vòng tròn và những con số thoạt nhìn có vẻ đầy ngẫu nhiên. 50 năm sau, giáo sư John Koestler phát hiện ra những con số ngẫu nhiên ấy chỉ chính xác ngày và số người tử vong trong những thảm họa lớn xảy ra suốt 50 năm qua. Phim có cảnh một chiếc máy bay bay sượt qua đầu giáo sư Koestler, sau đó đâm sầm xuống đất và nổ tung.

“Alive” (Sống sót - 1993): Phim kể về câu chuyện có thật của chiếc máy bay Uruguay 571, gặp nạn ở vùng núi Andes ngày 13/10/1972 khi đang chở đội bóng bầu dục của Uruguay. Sau khi chiếc máy bay đâm vào đỉnh núi, 16/45 hành khách may mắn thoát nạn. Để sống sót trong lúc chờ đội cứu hộ, họ buộc phải ăn thịt những thi thể của những người đồng hành đã chết.

“Flight” (Chuyến bay - 2012):


“Flight” (Chuyến bay - 2012): Cơ trưởng William Whitaker đã cứu sống gần 100 mạng người trên chuyến bay gặp nạn, anh được ca tụng như một vị anh hùng. Nhưng sau đó, người ta phát hiện vào trước chuyến bay, vị cơ trưởng đã uống rượu. Một cảnh phim đáng nhớ của “Flight” là khi Whitaker lèo lái chiếc máy bay bị chết động cơ hạ cánh an toàn trên một cánh đồng.

“Cast Away” (Một mình trên hoang đảo - 2000): Chuck Noland đã lưu lạc một mình trên đảo hoang sau khi may mắn sống sót sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc. Từ đây, anh phải sống như một người nguyên thủy trên hòn đảo với đống đổ nát còn lại của chiếc máy bay xấu số. Cảnh Chuck Noland ngụp lặn trong dòng nước tối đen như mực, vây quanh là các bộ phận của chiếc máy bay đang cháy nổ thực sự gây… “sởn gai ốc”.

“United 93” (Chuyến bay
United 93 - 2006):


“United 93” (Chuyến bay United 93 - 2006): Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về vụ khủng bố kinh hoàng tại Mỹ xảy ra ngày 11/9/2001. Chuyến bay của hãng hàng không United Airlines mang số hiệu 93 bị không tặc khống chế. Một cuộc đấu trí nhằm chặn đứng âm mưu của bọn không tặc bất thành, chiếc máy bay lao xuống một cánh đồng. Những gì xảy ra trên máy bay mãi mãi là bức màn bí ẩn, vì không có ai còn sống sót để kể lại câu chuyện.

Ngoài ra, còn có nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng khác cũng từng dàn dựng những cảnh thảm họa hàng không như “Die Hard 2: Die Harder” (Đương đầu với thử thách 2 - 1990), “World War Z” (Thế chiến Z - 2013), “Turbulence” (Thảm họa máy bay - 1997), “Superman Returns” (Siêu nhân trở lại - 2006), “The Dark Knight Rises” (Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy - 2012), “Fearless” (Không sợ hãi - 1993)…


Bích Ngọc
Theo Watch Mojo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm