Những tác phẩm văn học nổi tiếng được sáng tác trong... tù

(Dân trí) - Tù ngục tưởng chừng là nơi giết chết sự sáng tạo, nhưng, những tác phẩm văn học được sáng tác từ tù ngục lại chứng minh điều ngược lại. Đó là những tấm gương phản chiếu rõ nhất tâm hồn con người.

Xem thêm thông tin Giải trí của báo Dân trí tại đây
 
To Althea, from prison – Richard Lovelace

(Tạm dịch: Gởi tới Althea, từ trong tù)

“Tường đá không làm nên nhà tù,



“Tường đá không làm nên nhà tù,

Song sắt không làm nên lồng cũi”.

Đây là những dòng đầu tiên xuất hiện trong bài trường thi của Richard Lovelace – “To Althea, from prison”. Richard Lovelace là một chàng kỵ sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, xuất hiện trong cuộc nội chiến ở Anh từ thế kỷ 17, ông cũng nổi tiếng là một nhà thơ siêu hình. Lovelace bị giam trong tù vì thuộc phe bảo hoàng và ủng hộ vị giám mục của triều đại trước. Trong thời gian bị giam cầm, ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ nổi tiếng. Trong thơ của ông, ta thường thấy xuất hiện hình ảnh người phụ nữ tuyệt mĩ sinh ra từ trí tưởng tượng của nhà thơ. Trên cái nền u ám của tù ngục, Lovelace thể hiện khát khao sống tự do mãnh liệt. Ông tin rằng chỉ thể xác mới bị giam cầm còn tinh thần thì lúc nào cũng có thể vượt ngục. Mặc kệ những tường cao hào sâu bao quanh, Lovelace luôn tưởng tượng về người yêu xinh đẹp đang đợi mình ngoài kia.

De Profundis – Oscar Wilde

(Tạm dịch: Nỗi đau khôn cùng)

“Tường đá không làm nên nhà tù,



Ở thế kỷ 19, dư luận có cái nhìn rất kỳ thị đối với người đồng tính và quan hệ đồng tính bị coi là phạm pháp. Sau khi bị truy tố vì có quan hệ với nhiều người đàn ông khác, Wilde bị ngồi tù hai năm, lao động khổ sai để chuộc tội. Khi ngồi trong tù, Widle đã viết một lá thư dài cho người tình đồng giới của mình. Sau khi ông qua đời nó được xuất bản với cái tên De Profundis. Lá thư bắt đầu bằng những hồi ức của Wilde về mối tình với chàng trai Douglas và những hủy hoại ghê ghớm mà mối tình đã gây ra cho cuộc đời ông. Lá thư không hề chỉ trích hay buộc tội ai, nó chỉ là cách để tác giả tự trải lòng mình. Chính nhà tù đã buộc Wilde phải đối diện thẳng thắn với bản thân. Ông không còn nghĩ tới tương lai nữa bởi ông đã tiên đoán trước cuộc đời mình sẽ vô cùng ngắn ngủi.

The Historie of the World – Walter Raleigh

(Tạm dịch: Lịch sử thế giới)

“Tường đá không làm nên nhà tù,



“Bất cứ ai khi viết về lịch sử thế giới hiện đại mà đi theo sự thật tới kỳ cùng, anh ta sẽ bị đập vỡ hàm.”

Có lẽ vai trò của Raleigh sẽ không bao giờ được giới sử gia hàn lâm công nhận nhưng tác phẩm sử thi chưa hoàn thành của ông thực sự là một đỉnh cao trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử. Raleigh lần mò về lịch sử thế giới trong cuộc chiến tranh thứ ba giữa người Nam Tư và người Hy Lạp từ năm 168 sau công nguyên. Cuốn sách là sự lồng ghép giữa lịch sử - triết học - văn học. Nó chỉ ra cho con người thấy làm thế nào để tâm hồn có thể đi xuyên qua thời gian và không gian dù thân thể anh ta đang bị giam cầm. Raleigh không hoàn tất cuốn sử thi, có lẽ đó là ý định ngay từ đầu của ông, tuy vậy ông vẫn cho xuất bản cuốn sách và sau đó bị chém đầu vì những nội dung “phản động”. Trong cuốn sách của mình Raleigh dành nhiều trang suy tưởng về sự sống và cái chết.

Tractatus Logico-Philosophicus – Ludwig Wittgenstein

(Tạm dịch: Triết học logic)

“Những điều không nói ra được thì hãy để nó ra đi trong yên lặng.”



“Những điều không nói ra được thì hãy để nó ra đi trong yên lặng.”

Đó là điều mà cuốn Tractatus Logico-Philosophicus theo đuổi. Nó được xếp vào một trong những sách triết học có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, và được xếp vào danh sách những sách triết hàng đầu của nhân loại. Tuy nhiên để đọc sách này cần phải có nhiều hiểu biết đa dạng và sâu sắc về triết. Wittgenstein bắt đầu viết cuốn sách khi còn là một người lính trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông hoàn thành cuốn sách khi bị bắt trong nhà tù của quân đồng minh lúc cuộc chiến gần đi đến kết thúc. Điều khó khăn khi đọc sách của ông là phong cách kiệm chữ, kiệm lời của ông. Wittgenstein dùng những định nghĩa ngắn gọn với các mẫu câu thậm chí còn không đủ chủ ngữ, vị ngữ để diễn đạt cách nhìn nhận và đánh giá của ông. Ông tuyệt đối không diễn giải hoặc tranh luận trong tác phẩm của mình. Ông viết ra và để đó, đơn giản như vậy thôi, ai không hiểu, muốn tranh luận, ông đành chịu, bởi ông sẽ mang những suy nghĩ đầy ẩn ức của mình xuống mồ trong im lặng.

The Travels of Marco Polo – Rustichello de Pisa

(Tạm dịch: Những cuộc phiêu lưu của Marco Polo)

“Những điều không nói ra được thì hãy để nó ra đi trong yên lặng.”



Marco Polo rời khỏi Ý cùng cha và chú từ năm 1271 và quay về nước năm 1295. Trong những năm đi phiêu lưu đó, Polo đã đi tới vùng Viễn Đông mà khi đó người phương Tây hầu như chưa biết tới. Khi quay trở về Ý, Polo bị chính quyền bắt giữ. Trong tù ông đã kể lại chuyến phiêu lưu cho bạn tù là Rusticello de Pisa nghe. Rustichello đã viết lại những câu chuyện này ra giấy và ngay lập tức cuốn sách được đưa ra khỏi nhà tù. Những câu chuyện huyền bí về vùng Viễn Đông bắt đầu lan truyền khắp Châu Âu. Trong nhiều thế kỷ, Travels of Marco Polo là những thông tin quý giá nhất mà người phương Tây có được về Trung Quốc và những quốc gia Châu Á khác. Dù sách của Polo có nhiều điểm chưa xác thực nhưng nó được coi là cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử thời kỳ đó. Nó cho phương Tây biết rằng, có một thế giới phương Đông tồn tại như thế. Thực ra trước đó người Roma cổ đại đã thông thương buôn bán với phương Đông nhưng phải cho tới khi cuốn sách của Polo được phổ biến rộng rãi người ta mới biết nhiều về vùng đất này. Người Châu Âu đã từng tới Trung Quốc trước khi Polo cho ra cuốn sách nhưng những nhà thám hiểm trước đó không ai cho ra đời một cuốn sách chi tiết như Polo. Thời gian ở trong tù và viết ra cuốn sách này đã khiến tác phẩm của ông có một chỗ đứng vững chãi trong những sách cùng xuất bản thời kỳ đó.

Letter from Birmingham jail – Martin Luther King Jr

(Thư gửi từ nhà tù Birmingham)

“Người bạn mục sư thân mến của tôi:



“Người bạn mục sư thân mến của tôi:

Khi bị giam cầm ở nhà tù Birmingham này, tôi tình cờ đọc được nhận xét gần đây của ông, trong đó ông gọi những hành động của tôi là “ngu xuẩn và lỗi thời”. Cũng hiếm khi tôi có dịp dừng lại một chút để đáp lại những lời chỉ trích phê phán của người đời về những gì tôi đang làm và những ý tưởng của tôi...”

Thật may mắn vì đã có thời kỳ Luther King bị giam trong tù, bởi có như vậy ông mới rảnh rỗi để dứt ra khỏi những hoạt động xã hội một lúc và tổng kết lại về những gì ông đã làm được trong quá trình đấu tranh cho quyền bình đẳng của người Mĩ gốc Phi. Những lá thư ông viết trong tù mang nhiều giá trị nhân đạo, khẳng định quyền bình đẳng của con người nói chung. Thời kỳ đó, ông bị bắt vì đã tổ chức biểu tình mà không xin phép chính quyền.

Không như những tác phẩm lý luận uyên thâm, vượt quá tầm hiểu biết của đa số người đọc. Trong những tác phẩm của Luther King, ta thấy những lời nhắn nhủ giản dị gửi tới con người nói chung. Những lá thư của King viết cho tám vị mục sư - những người phê phán cách hành động của King, về sau được chính những người này xuất bản với nhan đề A Call for Unity (Lời kêu gọi Đoàn kết) trong đó Luther King kêu gọi người Mĩ gốc Phi hãy đứng lên đòi quyền bình đẳng cho mình bằng cách sử dụng những công cụ pháp lý như tòa án và pháp luật, đừng sử dụng vũ lực bạo động, hành động đơn lẻ hoặc đi biểu tình. Những lá thư của King có ngôn từ nhẹ nhàng và bình thản, ngắn gọn và cô đọng, trong đó ông đưa ra tất cả những lý luận đanh thép để khẳng định rằng việc con người với tất cả khả năng tư duy và nhận thức của mình lại cho phép những điều bất công tồn tại trên đời là việc không thể chấp nhận được. Đây là tài liệu đầy đủ nhất để các nhà nghiên cứu sau này có thể hiểu được phần nào cách suy nghĩ của nhà hoạt động xã hội thiên tài Martin Luther King. “Nếu tôi cũng như những người Mĩ gốc Phi khác bị khuất phục bởi những điều bất công đó, liệu tôi có thể đưa ra tất cả những lý lẽ này với quyết tâm này và sự tha thứ rộng lượng này không? Đây không chỉ là kêu gọi bình đẳng cho Mĩ gốc Phi nói riêng mà là trách nhiệm của cả loài người nói chung phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả những đồng loại khác, dù có những khác biệt về màu da, chủng tộc và tôn giáo.”

“Bất công tồn tại nhan nhản trong cuộc sống là mối đe dọa lớn nhất đối với lẽ công bằng ở đời.”

Le Morte d’Arthur – Thomas Malory

(Truyền thuyết về vua Arthur)

“Người bạn mục sư thân mến của tôi:



“Bất cứ ai có thể rút thanh kiếm này ra khỏi phiến đá và cái đe này, người đó chính là vua của nước Anh.”

Nước Anh có một lịch sử dày dặn với những truyền thuyết về vua Arthur, một nhân vật huyền bí mà cho tới nay người ta vẫn chưa thể chứng thực có tồn tại hay không, tuy vậy vua Arthur đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà văn trong lịch sử. Khi Thomas Malory bị bắt giam trong tù, ông đã viết nên cuốn sử thi nổi tiếng nhất về vua Arthur. Le Morte d’Arthur đã tổng hợp những câu chuyện truyền thuyết trong lịch sử, kết nối chúng lại và sáng tạo ra một thiên sử thi mới dày dặn và đầy đủ về nhân vật truyền thuyết nổi tiếng – vua Arthur.

The Consolation of Philosophy – Boethius

(Tạm dịch: Sự an ủi của Triết học)

“Người bạn mục sư thân mến của tôi:



“Khi tôi trầm tư mặc tưởng và ghi lại những tâm sự cay đắng của mình bằng ngòi bút này, dường như trên đầu tôi xuất hiện một người phụ nữ thanh tú và thiêng liêng...”

Kể từ khi được xuất bản, tác phẩm này đã có tầm ảnh hưởng lớn đối với những chính trị gia đương thời, được dịch từ tiếng Latinh sang tiếng Anh bởi vua Alfred, nhà văn Chaucer và Nữ hoàng Elizabeth I với nhiều phiên bản khác nhau. Cuốn sách thu hút sự quan tâm của những chính trị gia kiệt xuất trong lịch sử Anh bởi nó là lời cảnh tỉnh cho những ai nắm giữ quyền lực trong tay. Boethius là cận thần được trọng dụng nhất trong triều đại La Mã. Nhưng không may đến đời vua Theodoric, ông bị nhà vua ghét bỏ và bắt giam vào ngục. Biến cố này đã khiến Boethius viết ra một tác phẩm mang giá trị triết học, là cuộc đối thoại giữa ông và một vị nữ thần lý trí do ông tưởng tượng ra. Boethius cảm thấy đau buồn vì giờ đây mọi thứ của ông đã bị tước đi. Nữ thần dẫn dắt ông từ câu hỏi này đến câu hỏi khác và cuối cùng ông nhận ra rằng bất cứ thứ gì ngoài thân ta đều không thực sự thuộc về ta.

Đối với đa số chúng ta triết học không phải là thứ văn chương dễ hiểu hoặc mang tính giải trí cao nhưng triết học chính là nền tảng tạo nên nền văn minh phương Tây. Vì thế, ta có thể thấy rõ xu hướng lồng ghép các tri thức triết học vào các tác phẩm văn chương.

 
 
Hồ Bích Ngọc
Theo Listverse

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm