Những nàng thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật

(Dân trí) - Những bức tranh, tiểu thuyết, áng thơ… nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật đều ẩn chứa sau đó một nàng thơ.

Trong lịch sử nghệ thuật, có những nàng thơ nổi tiếng, họ có sức ảnh hưởng lớn tới những nghệ sĩ danh tiếng. Dưới đây là những nàng thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật:

Marie-Therese Walter - nàng thơ của danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso: Picasso có nhiều nàng thơ và Walter là một trong số đó. Picasso gặp Walter năm 1927 khi đã có gia đình. Tuy vậy, không gì có thể ngăn cản ông đến với người phụ nữ khiến ông cảm thấy được truyền cảm hứng mới. Trong mối tình với Walter, Picasso đã thực hiện vô số bức tranh khắc họa nàng, nổi tiếng nhất có bức “Le Reve”. Cuối cùng, khi cảm xúc đã cạn, Picasso lại đi tìm nguồn cảm hứng mới và rời bỏ Walter. Dù vậy, cả cuộc đời còn lại của mình, Walter dành để thương nhớ Picasso, bà đã tự tử ở thời điểm 4 năm sau khi Picasso qua đời.
Marie-Therese Walter - nàng thơ của danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso: Picasso có nhiều nàng thơ và Walter là một trong số đó. Picasso gặp Walter năm 1927 khi đã có gia đình. Tuy vậy, không gì có thể ngăn cản ông đến với người phụ nữ khiến ông cảm thấy được truyền cảm hứng mới. Trong mối tình với Walter, Picasso đã thực hiện vô số bức tranh khắc họa nàng, nổi tiếng nhất có bức “Le Reve”. Cuối cùng, khi cảm xúc đã cạn, Picasso lại đi tìm nguồn cảm hứng mới và rời bỏ Walter. Dù vậy, cả cuộc đời còn lại của mình, Walter dành để thương nhớ Picasso, bà đã tự tử ở thời điểm 4 năm sau khi Picasso qua đời.
Dora Maar - nàng thơ của Picasso: Sau Walter, Dora Maar là nàng thơ thứ hai “đáng kể” trong cuộc đời Picasso. Nàng là một nghệ sĩ đa tài người Pháp, là nhiếp ảnh gia, họa sĩ, nhà thơ. Khi gặp nhau, Picasso đã 54 còn Maar mới 28, hai người đã truyền cảm hứng nghệ thuật cho nhau. Cuộc tình của họ kéo dài trong 9 năm và Picasso đã vẽ vô số bức chân dung về nàng. Trong ký ức Picasso, Maar là người phụ nữ của nước mắt, nàng luôn buồn bã và Picasso tìm thấy cảm hứng trong việc khắc họa nỗi buồn của nàng.
Dora Maar - nàng thơ của Picasso: Sau Walter, Dora Maar là nàng thơ thứ hai “đáng kể” trong cuộc đời Picasso. Nàng là một nghệ sĩ đa tài người Pháp, là nhiếp ảnh gia, họa sĩ, nhà thơ. Khi gặp nhau, Picasso đã 54 còn Maar mới 28, hai người đã truyền cảm hứng nghệ thuật cho nhau. Cuộc tình của họ kéo dài trong 9 năm và Picasso đã vẽ vô số bức chân dung về nàng. Trong ký ức Picasso, Maar là người phụ nữ của nước mắt, nàng luôn buồn bã và Picasso tìm thấy cảm hứng trong việc khắc họa nỗi buồn của nàng.
“Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” - nàng thơ của danh họa Hà Lan Johannes Vermeer: “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” là bức tranh nổi tiếng thế giới và người đẹp xuất hiện trong tranh là một trong những nàng thơ nổi bật nhất của lịch sử hội họa, nhưng không ai biết nàng là ai. Bất kể điều đó, “cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” vẫn cứ là một nàng thơ không thể không nhắc tới.
“Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” - nàng thơ của danh họa Hà Lan Johannes Vermeer: “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” là bức tranh nổi tiếng thế giới và người đẹp xuất hiện trong tranh là một trong những nàng thơ nổi bật nhất của lịch sử hội họa, nhưng không ai biết nàng là ai. Bất kể điều đó, “cô gái đeo khuyên tai ngọc trai” vẫn cứ là một nàng thơ không thể không nhắc tới.
Victorine Meurent - nàng thơ của danh họa Pháp Edouard Manet: Manet tình cờ bắt gặp Meurent trên phố khi nàng đang hối hả bước đi, ngay lập tức, cảm quan nghệ thuật của ông được kích hoạt, Manet liền nhìn nhận thế giới xung quanh theo cách hoàn toàn mới. Manet đã mời Meurent làm mẫu và đưa cô trở thành một trong những gương mặt điển hình của trường phái Ấn tượng. Những tác phẩm đáng kể trong sự nghiệp của Manet, như “Bữa trưa trên thảm cỏ” hay “Olympia” đều khắc họa Meurent.
Victorine Meurent - nàng thơ của danh họa Pháp Edouard Manet: Manet tình cờ bắt gặp Meurent trên phố khi nàng đang hối hả bước đi, ngay lập tức, cảm quan nghệ thuật của ông được kích hoạt, Manet liền nhìn nhận thế giới xung quanh theo cách hoàn toàn mới. Manet đã mời Meurent làm mẫu và đưa cô trở thành một trong những gương mặt điển hình của trường phái Ấn tượng. Những tác phẩm đáng kể trong sự nghiệp của Manet, như “Bữa trưa trên thảm cỏ” hay “Olympia” đều khắc họa Meurent.
Gala Diakonova - nàng thơ của danh họa Tây Ban Nha Salvador Dali: Gala là vợ của nhà thơ Pháp Paul Eluard, là tình nhân của họa sĩ Đức Max Ernst, vẻ đẹp Nga này còn chiếm được trái tim của danh họa Tây Ban Nha Salvador Dali dù hơn Dali tới 10 tuổi. Trong các bức tranh của Dali, Gala luôn được khắc họa như một nữ thần tình ái.
Gala Diakonova - nàng thơ của danh họa Tây Ban Nha Salvador Dali: Gala là vợ của nhà thơ Pháp Paul Eluard, là tình nhân của họa sĩ Đức Max Ernst, vẻ đẹp Nga này còn chiếm được trái tim của danh họa Tây Ban Nha Salvador Dali dù hơn Dali tới 10 tuổi. Trong các bức tranh của Dali, Gala luôn được khắc họa như một nữ thần tình ái.
George Dyer - “chàng thơ” của danh họa Anh Francis Bacon: Trước hết, Bacon là người đồng tính, vì vậy, người truyền cảm hứng cho ông phải là một… “chàng thơ”. Bacon gặp Dyer lần đầu năm 1964 khi Dyer đang đột nhập vào tư gia của Bacon với ý định ăn cắp. Kể từ đây, “kẻ trộm” Dyer trở thành “nàng thơ” của Bacon và từ bỏ cuộc sống “du thủ du thực”. Bacon đã khắc họa người tình trong rất nhiều bức chân dung. Cuộc tình giữa Dyer và Bacon kết thúc bằng bi kịch khi Dyer tự tử trong một chuyến đi cùng với Bacon tới Paris.
George Dyer - “chàng thơ” của danh họa Anh Francis Bacon: Trước hết, Bacon là người đồng tính, vì vậy, người truyền cảm hứng cho ông phải là một… “chàng thơ”. Bacon gặp Dyer lần đầu năm 1964 khi Dyer đang đột nhập vào tư gia của Bacon với ý định ăn cắp. Kể từ đây, “kẻ trộm” Dyer trở thành “nàng thơ” của Bacon và từ bỏ cuộc sống “du thủ du thực”. Bacon đã khắc họa người tình trong rất nhiều bức chân dung. Cuộc tình giữa Dyer và Bacon kết thúc bằng bi kịch khi Dyer tự tử trong một chuyến đi cùng với Bacon tới Paris.
Georgia O’Keeffe - nàng thơ của nhiếp ảnh gia Mỹ Alfred Stieglitz: Chuyện tình của nữ họa sĩ O’Keeffe và nhiếp ảnh gia Stieglitz rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật. Trong 31 năm gắn bó, từ 1915 đến 1946, cặp đôi đã viết cho nhau hơn 25.000 lá thư tình. Khi bắt đầu yêu, Stieglitz đã 52 còn O’Keeffe mới 28. Thuở đó, Stieglitz đã là một nhiếp ảnh gia có tiếng, ông thường trưng bày những bức tranh của O’Keeffe trong triển lãm ảnh của mình, để O’Keeffe đến gần hơn với công chúng và giới phê bình. Stieglitz say mê chụp hình O’Keeffe và có tới hàng trăm bức ảnh chân dung về O’Keeffe. Stieglitz được xem là người góp công lớn trong việc đưa nhiếp ảnh trở thành một bộ môn nghệ thuật.
Georgia O’Keeffe - nàng thơ của nhiếp ảnh gia Mỹ Alfred Stieglitz: Chuyện tình của nữ họa sĩ O’Keeffe và nhiếp ảnh gia Stieglitz rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật. Trong 31 năm gắn bó, từ 1915 đến 1946, cặp đôi đã viết cho nhau hơn 25.000 lá thư tình. Khi bắt đầu yêu, Stieglitz đã 52 còn O’Keeffe mới 28. Thuở đó, Stieglitz đã là một nhiếp ảnh gia có tiếng, ông thường trưng bày những bức tranh của O’Keeffe trong triển lãm ảnh của mình, để O’Keeffe đến gần hơn với công chúng và giới phê bình. Stieglitz say mê chụp hình O’Keeffe và có tới hàng trăm bức ảnh chân dung về O’Keeffe. Stieglitz được xem là người góp công lớn trong việc đưa nhiếp ảnh trở thành một bộ môn nghệ thuật.
Brigitte Bardot - nàng thơ của nhà biên kịch Pháp Roger Vadim: Brigitte Bardot là một trong những “biểu tượng sex” quyến rũ nhất trong lịch sử điện ảnh. Năm 1950, khi người đẹp mới 15 tuổi, nàng đã bắt đầu hẹn hò với Roger Vadim, một biên kịch trẻ 22 tuổi. Cặp đôi kết hôn năm 1952 và cùng lên kế hoạch đưa Brigitte trở thành một ngôi sao điện ảnh. Về sau, cả hai đều trở nên nổi tiếng. Brigitte đã truyền cảm hứng cho nhiều phim điện ảnh của Vadim, trong đó có phim “Và Chúa đã tạo ra phụ nữ” (1956). Đây cũng chính là bộ phim đưa Brigitte lên hàng sao điện ảnh quốc tế. Về sau, cặp đôi chia tay, nhưng Vadim vẫn luôn coi Brigitte là nàng thơ suốt cuộc đời mình.
Brigitte Bardot - nàng thơ của nhà biên kịch Pháp Roger Vadim: Brigitte Bardot là một trong những “biểu tượng sex” quyến rũ nhất trong lịch sử điện ảnh. Năm 1950, khi người đẹp mới 15 tuổi, nàng đã bắt đầu hẹn hò với Roger Vadim, một biên kịch trẻ 22 tuổi. Cặp đôi kết hôn năm 1952 và cùng lên kế hoạch đưa Brigitte trở thành một ngôi sao điện ảnh. Về sau, cả hai đều trở nên nổi tiếng. Brigitte đã truyền cảm hứng cho nhiều phim điện ảnh của Vadim, trong đó có phim “Và Chúa đã tạo ra phụ nữ” (1956). Đây cũng chính là bộ phim đưa Brigitte lên hàng sao điện ảnh quốc tế. Về sau, cặp đôi chia tay, nhưng Vadim vẫn luôn coi Brigitte là nàng thơ suốt cuộc đời mình.
Jeanne Duval - nàng thơ của nhà thơ Pháp Charles Baudelaire: Nữ diễn viên kiêm vũ công pha trộn hai dòng máu Pháp - Haiti đã là nguồn cảm hứng bất tận cho những áng thơ tình của nhà thơ Charles Baudelaire, ngoài ra, nàng cũng xuất hiện trong một số bức tranh của danh họa Pháp Edouard Manet. Tình yêu quá lớn dành cho Duval đã khiến nhà thơ Baudelaire trở nên đau khổ, đã có lần ông tự tử vì Duval.
Jeanne Duval - nàng thơ của nhà thơ Pháp Charles Baudelaire: Nữ diễn viên kiêm vũ công pha trộn hai dòng máu Pháp - Haiti đã là nguồn cảm hứng bất tận cho những áng thơ tình của nhà thơ Charles Baudelaire, ngoài ra, nàng cũng xuất hiện trong một số bức tranh của danh họa Pháp Edouard Manet. Tình yêu quá lớn dành cho Duval đã khiến nhà thơ Baudelaire trở nên đau khổ, đã có lần ông tự tử vì Duval.
Nelly Ternan - nàng thơ của nhà văn Anh Charles Dickens: Cuộc tình giữa Ternan và Dickens từng được khắc họa trong bộ phim “Người phụ nữ vô hình” (2013). Ternan là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, đã đưa lại cho nhà văn những xúc cảm mới mẻ. Tuy vậy, cách họ đến với nhau tương đối thực dụng, về phía Ternan, cô khát khao trở thành nữ diễn viên, nhưng không thành công, lại rơi vào cảnh không tiền, không nhà, không một tấm chồng, Dickens liền trở thành phao cứu sinh của Ternan.
Nelly Ternan - nàng thơ của nhà văn Anh Charles Dickens: Cuộc tình giữa Ternan và Dickens từng được khắc họa trong bộ phim “Người phụ nữ vô hình” (2013). Ternan là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, đã đưa lại cho nhà văn những xúc cảm mới mẻ. Tuy vậy, cách họ đến với nhau tương đối thực dụng, về phía Ternan, cô khát khao trở thành nữ diễn viên, nhưng không thành công, lại rơi vào cảnh không tiền, không nhà, không một tấm chồng, Dickens liền trở thành phao cứu sinh của Ternan.
Vivienne Eliot - nàng thơ của nhà thơ Mỹ T.S Eliot: Cuộc hôn nhân giữa T.S Eliot và vợ - nàng Vivienne - trải qua nhiều sóng gió và kết thúc bằng ly hôn, nhưng thoạt tiên, nàng chính là nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ, khiến T.S Eliot viết nên tập thơ “Đất hoang”. Nhưng Vivienne là người phụ nữ ưa cuộc sống phóng túng, nàng không bằng lòng với cuộc sống của một người vợ. Cuối cùng, Vivienne qua đời năm 1947 trong một bệnh viện tâm thần, một năm sau, Eliot giành giải Nobel Văn học.
Vivienne Eliot - nàng thơ của nhà thơ Mỹ T.S Eliot: Cuộc hôn nhân giữa T.S Eliot và vợ - nàng Vivienne - trải qua nhiều sóng gió và kết thúc bằng ly hôn, nhưng thoạt tiên, nàng chính là nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ, khiến T.S Eliot viết nên tập thơ “Đất hoang”. Nhưng Vivienne là người phụ nữ ưa cuộc sống phóng túng, nàng không bằng lòng với cuộc sống của một người vợ. Cuối cùng, Vivienne qua đời năm 1947 trong một bệnh viện tâm thần, một năm sau, Eliot giành giải Nobel Văn học.
Zelda Sayre - nàng thơ của nhà văn Mỹ F. Scott Fitzgerald: Sau khi kết hôn, nhà văn Fitzgerald đã dùng những đoạn trích trong nhật ký của vợ - nàng Zelda - để đưa vào những cuốn sách của mình. Zelda chính là nguyên mẫu cho nhân vật nữ chính trong “Đêm dịu dàng” và là nguồn cảm hứng để nhà văn sáng tạo nên nhiều nhân vật nữ khác. Sinh thời, Zelda mắc những chứng bệnh tâm lý trầm trọng. Cặp vợ chồng nhà văn này đã sớm qua đời trước tuổi ngũ tuần.
Zelda Sayre - nàng thơ của nhà văn Mỹ F. Scott Fitzgerald: Sau khi kết hôn, nhà văn Fitzgerald đã dùng những đoạn trích trong nhật ký của vợ - nàng Zelda - để đưa vào những cuốn sách của mình. Zelda chính là nguyên mẫu cho nhân vật nữ chính trong “Đêm dịu dàng” và là nguồn cảm hứng để nhà văn sáng tạo nên nhiều nhân vật nữ khác. Sinh thời, Zelda mắc những chứng bệnh tâm lý trầm trọng. Cặp vợ chồng nhà văn này đã sớm qua đời trước tuổi ngũ tuần.

Bích Ngọc
Tổng hợp

Những nàng thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật - 13

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm