Hướng tới ngày Gia đình Việt Nam 28/06:

Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà

(Dân trí) - Tác phẩm giải Nhất, giải Nhì và giải cộng đồng Facebook bình trọn cùng gần 20 bức ảnh đẹp nhất cuộc thi ảnh toàn quốc “Những gia đình bình đẳng Việt Nam” ghi lại những khoảnh khắc xúc động, dung dị: người chồng cụt chân giúp vợ công việc đồng áng, người cha cụt tay chăm chút cho con…

Sáng nay (ngày 21/06), Hướng tới ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6 năm 2017 và để chia sẻ những kinh nghiệm giữa Thụy Điển và Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng, Đại sứ quán Thụy Điển, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cùng phối hợp tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh toàn quốc “Những gia đình bình đẳng Việt Nam”.

Ban Tổ chức trao giải cho tác giả đạt giải Nhất - Nguyễn Hữu Thông, đến từ Hà Nội.
Ban Tổ chức trao giải cho tác giả đạt giải Nhất - Nguyễn Hữu Thông, đến từ Hà Nội.

Các tác phẩm giải Nhất, giải Nhì và giải do cộng đồng Facebook bình trọn cùng gần 20 bức ảnh đẹp nhất sẽ tiếp tục được triển lãm tại Bảo tàng Phụ nữ trong thời gian 1 tháng đến gần cuối tháng 7 năm 2017.

Công chúng chiêm ngưỡng các tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng.
Công chúng chiêm ngưỡng các tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng.

Phát biểu tại sự kiện, ông Gustav Dahlin, Trưởng ban Chính trị và Thương mại của Đại sứ quán Thụy Điển vui mừng chia sẻ: “Bình đẳng là một chủ đề rất quan trọng, và nó có ý nghĩa ở Thụy Điển, Việt Nam và ở tất cả mọi nơi trên thế giới.

Đối với kinh nghiệm của Thụy Điển, bình đẳng bắt đầu từ chính những mái ấm gia đình và chính điều đó tạo một nền tảng vững chắc cho một xã hội hiện đại, sáng tạo và thịnh vượng.

Chúng tôi rất hoan nghênh các tác phẩm đến từ nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam. Các tác phẩm có thể đến từ miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, các tác giả có thể là phụ nữ, nam giới và các bạn trẻ, nhưng các tác phẩm đều có một điểm chung, đó là minh họa những khía cạnh bình đẳng thú vị trong xã hội Việt Nam”.

“Nhiều người trong số các tác giả cũng đã tham gia cuộc thi ảnh vào năm ngoái mang chủ đề “Những ông bố Việt Nam". Với những sự đón nhận tích cực từ các gia đình và các bạn trẻ Việt Nam trong hai năm qua, Đại sứ quán Thụy Điển hy vọng sẽ tổ chức một cuộc thi ảnh nối tiếp vào năm tới nhân ngày Quốc tế Phụ nữ xung quanh chủ đề bình đẳng”, ông Gustav Dahlin nói.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (bên trái) phát biểu.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (bên trái) phát biểu.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu: “Triển lãm các tác phẩm xuất sắc nhất ở Bảo tàng sẽ đem đến cho công chúng một cái nhìn đa dạng về sự bình đẳng trong các gia đình Việt Nam”.

Tác giả Nguyễn Hữu Thông, đến từ Hà Nội, người đoạt giải Nhất với tác phẩm mang tên Sự sẻ chia công việc cho biết: “Một bức ảnh có ý nghĩa ngàn lời nói. Thông qua bức ảnh tôi muốn gửi gắm ý nghĩa, gia đình luôn là thứ tình cảm vô cùng mạnh mẽ với người Việt Nam. Đó là nơi xuất phát và cũng là nơi chúng ta quay trở về.

“Những gia đình bình đẳng Việt Nam” là cuộc thi với thông điệp rất nhân văn, bằng hình ảnh các gia đình bình đẳng, hạnh phúc trên khắp đất nước, qua đó nhắc chúng ta về giá trị cốt lõi của cuộc sống, giúp chúng ta thêm yêu thương và trân trọng giá trị của hai từ gia đình”.

Sự sẻ chia công việc - bức ảnh giải Nhất.
"Sự sẻ chia công việc" - bức ảnh giải Nhất.

Bức ảnh của Hữu Thông ghi lại hình ảnh người chồng bị khuyết tật vận động nhưng hàng ngày vẫn phụ giúp vợ trong tất cả các công việc. Là một cán bộ dự án cộng đồng, tác phẩm của anh chụp lại một khoảnh khắc trong một chuyến công tác Quảng Bình.

“Nhân vật người đàn ông trong bức ảnh sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Lệ Thủy - bom đạn trong thời chiến và nắng gió dưới thời bình.

Khi còn bé, anh bị tan nạn do bom mìn phát nổ, khiến anh mất đi chân trái. Ngoại hình nhỏ bé, sức khỏe yếu, lưng anh bị gù và đôi chân không nguyên vẹn. Anh đã từng có chuỗi ngày dài sống trong mặc cảm và khó khăn. Nhưng tất cả những điều đó không khiến người đàn ông này nản lòng, anh vẫn cần cù và siêng năng lao động.

Rồi ông trời cũng động lòng, đem đến cho anh món quà, đó chính là người vợ hiện tại. Họ san sẻ với nhau tất cả các công việc, luôn dành cho nhau sự yêu thương và tôn trọng. Ngôi nhà nhỏ bên cạnh cánh đồng lúa và hàng cây bạch đàn giờ đây luôn tràn ngập hạnh phúc”, Hữu Thông kể về quá trình thực hiện bức ảnh cảm động.

Đạo diễn Trần Lực trao giải cho tác giả giành giải Nhì.
Đạo diễn Trần Lực trao giải cho tác giả giành giải Nhì.

Tác giả Trần Phúc Thạch đến từ Lào Cai, người đoạt giải Nhì cuộc thi cho biết: “Tác phẩm “Chung Sức” của tôi được trao giải - Đây là sự may mắn của tôi. Tác phẩm này cũng chỉ mô tả được phần nhỏ trong khái niệm gia đình bình đẳng: Sự sẻ chia của các thành viên trong gia đình trong công việc ngày mùa.

Tác phẩm Chung sức.
Tác phẩm Chung sức.

Bức ảnh của tôi ghi lại cảnh công việc thu hoạch lúa ngoài đồng của người Mông ở Sapa, nơi đây không có nhà trẻ, những em bé phải theo cha mẹ trong cuộc mưu sinh là những hình ảnh dễ dàng tìm thấy ở vùng cao. Bức ảnh đánh thức sự sẻ chia của cộng đồng - gia đình lớn tới trẻ em, các thành viên của gia đình nhỏ để họ có thể cùng nhau vượt khó”.

Một số bức ảnh được trưng bày tại Bảo tàng

Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà - 7
Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà - 8
Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà - 9
Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà - 10
Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà - 11
Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà - 12
Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà - 13
Những khoảnh khắc đẹp khi đàn ông Việt giúp vợ làm việc nhà - 14

Thụy Điển đã đạt được những tiến bộ lớn và được biết đến những quốc gia bình đẳng nhất trên thế giới. 2/3 số người học ở các trình độ đại học ở Thụy Điển là nữ giới, cùng với đó là tỷ lệ 50 – 50 giữa phụ nữ giới và nam giới khi học lên các cấp sau đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Ở các cấp lãnh đạo cao nhất và các cập ra quyết định, 12 trong số 24 bộ trưởng hiện nay trong chính phủ Thụy Điển là nữ, bên cạnh gần một nửa thành viên của Quốc hội Thụy Điển tham chính cũng là phụ nữ.

Ở Thụy Điển, cả nữ giới và nam giới đều và nữ được hưởng các quyền như nhau. Ví dụ chính sách ngày nghỉ của cha mẹ khi sinh con cho phép các ông bố cũng được "nghỉ đẻ" để chăm sóc vợ và đứa trẻ mới sinh. Những hình ảnh nam tính nhất của nam giới Thụy Điển chính là lúc họ vào bếp nấu nướng, đẩy xe nôi trong công viên, thay tã hay cho con ăn hoặc hỗ trợ người bạn đời của mình trong các công việc chung trong gia đình.

Phương Nhung