Những cuộc tấn công nghệ thuật gây xôn xao dư luận

(Dân trí) - Lịch sử ghi nhận có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng đã trở thành "nạn nhân" của những kẻ quá khích.

Vào tháng 3 năm 1914, một người phụ nữ tên là Mary Richardson đã bị bắt giữ vì hành vi tấn công và phá hủy nghệ thuật 
 tại Phòng tranh quốc gia ở London. "Nạn nhân" của người phụ nữ này chính là bức tranh Rokeby Venus do họa sĩ Velázquez sáng tác năm 1647- 1651. Mary đã giấu dao vào trong áo và nhân lúc người quản lý phòng tranh không để ý, bà đã lại gần vào chém liên tiếp vào bức tranh này. Cho tới khi bị phát hiện thì Richardson đã gây thiệt hại đủ nặng với bức tranh, trên đó là những nhát chém nham nhở.

Bức tranh Rokeby Venus của họa sĩ Velázquez đã bị hư hại nặng nề với nhiều vết chém lớn.

Bức tranh Rokeby Venus của họa sĩ Velázquez đã bị hư hại nặng nề với nhiều vết chém lớn.

Vụ phá hoại này không phải là không có mục đích, đó là sự phản đối việc bỏ tù người bạn của mình là Emmeline Pankhurst. Bà khai với cảnh sát sau vụ tấn công: “Tôi cố phá hủy bức tranh vẽ người phụ nữ đẹp nhất trong thần thoại để phản đối việc chính phủ hủy hoại bà Pankhurst, nhân vật phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử hiện đại”. Bức Rokeby Venus chỉ là một trong hàng loạt tác phẩm bị các nhà hoạt động nữ quyền nhắm tới vào giữa năm 1913 và 1914 trong một chiến dịch nhằm đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Phòng tranh nghệ thuật Manchester là nơi chịu nhiều cuộc tấn công nhất vào năm 1913 với 13 bức tranh bị hư hại.

Năm 1987, một người đàn ông tên là Robert Cambridge đã sử dụng súng săn bắn vào một bức tranh của Leonardo da Vinci ở Phòng tranh Quốc gia. Bức tranh vẽ cảnh Đức mẹ đồng trinh Maria ngồi trên lòng mẹ mình là Thánh Anne và giữ Chúa Giêsu trong khi Thánh John the Baptist, người anh em họ của Chúa Giêsu, đứng bên phải. Đây là một bức tranh với giá trị tinh thần rất lớn, gợi nhớ tới tình mẫu tử. Do đó, với những người có vấn đề về tâm thần có thể sẽ bị kích động và khiến anh ta phá hủy bức tranh này bằng súng săn. Tuy nhiên khi bị bắt giữ người đàn ông này thú nhận rằng mục đích của hắn ta là muốn thu hút sự chú ý tới "tình trạng chính trị, xã hội và kinh tế ở Anh". Phát súng đã phá vỡ lớp kính bảo vệ và gây thiệt hại đáng kể đến tác phẩm.

Bức tranh Rokeby Venus của họa sĩ Velázquez đã bị hư hại nặng nề với nhiều vết chém lớn.

Bức tranh than chì đen trắng “The Virgin and Child with St Anne and St John the Baptist” của danh họa Da Vinci bị tấn công bởi 1 phát súng nhắm vào ngực của Đức mẹ đồng trinh Maria.

Những ý tưởng sâu xa như vậy cũng xuất hiện trong các bức tranh của Rembrandt. Bức Danae ở cung điện Hermitage (St. Petersburg) đã mang đến cho nguời xem cả nhiều cung bậc cảm xúc khi chiêm ngưỡng nó. Tuy nhiên vào tháng 6 năm 1985, một người đàn ông được cho là có vấn đề về thần kinh đã phá hủy bức tranh này bằng axit sulphuric và rạch hai nhát dao lên bức tranh. Toàn bộ phần trung tâm của bức tranh đã bị hư hại nặng nề, đặc biệt là phần mặt và mái tóc của người phụ nữ trong tranh. Quá trình phục hồi bức tranh đã được tiến hành ngay sau đó bởi đội ngũ phục chế nghệ thuật của tổ chức State Hermitage và mãi đến năm 1997 bức tranh mới có thể được khôi phục trở lại.

Bức tranh Danae đã bị tạt axit và bị rạch nhiều nhát vào năm 1985

Bức tranh Danae đã bị tạt axit và bị rạch nhiều nhát vào năm 1985

Bức tượng Pietá của Michelangelo cũng là một kiệt tác lay động lòng người. Nó khắc họa cảnh một thanh niên trẻ chết trong vòng tay của mẹ mình. Michelangelo làm cho nó sống động tới mức ai nhìn thấy cũng cảm thấy đau lòng. Năm 1972, tới lượt bức tượng này bị tấn công bằng búa bởi người đàn ông tên Laszlo Toth. Bức tượng đã bị tổn hại nặng nề ở khu vực cánh tay và khuôn mặt của Đức trinh nữ Maria. Người đàn ông này sau đó đã phải điều trị 2 năm trong một viện tâm thần ở Ý.

Bức tượng Pietá của nghệ sĩ Michelangelo trước và sau khi bị tấn công vào năm 1972.

Bức tượng Pietá của nghệ sĩ Michelangelo trước và sau khi bị tấn công vào năm 1972.

Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác với việc các tác phẩm nghệ thuật bị phun sơn như bức Guernica của danh họa Pablo Picasso, bức The Adoration of the Golden Calf của Poussin, bức Black on Maroon của Mark Rothko, bức The Spear của Brett Murray …

Rất nhiều tác phẩm tranh bị tấn công bằng sơn bởi những kẻ quá khích.


Rất nhiều tác phẩm tranh bị tấn công bằng sơn bởi những kẻ quá khích.


Rất nhiều tác phẩm tranh bị tấn công bằng sơn bởi những kẻ quá khích.


Rất nhiều tác phẩm tranh bị tấn công bằng sơn bởi những kẻ quá khích.

Rất nhiều tác phẩm tranh bị tấn công bằng sơn bởi những kẻ quá khích.

 
Phan Hạnh
Tổng hợp