Những chức năng ít được biết đến của các công trình kiến trúc nổi tiếng

(Dân trí) - Ít ai biết được rằng những công trình nổi tiếng này ban đầu được thiết kế với một mục đích khác như bến đỗ của khinh khí cầu, phòng thí nghiệm, hay một chiếc đồng hồ khổng lồ….

Tòa nhà Empire State là nơi neo đậu khí cầu

Là tòa nhà chọc trời được nhiều du khách viếng thăm, đồng thời xuất hiện trong rất nhiều bộ phim lấy bối cảnh ở thành phố New York. Có thể nói, đây là một trong những công trình biểu tượng của New York. Tuy nhiên, tòa nhà Empire State còn được thiết kế làm điểm đỗ cho các khí cầu qua lại. Chúng sẽ được phép neo đậu vào tòa nhà và các hành khách được đưa xuống phố trong vòng 7 phút.

 

Tòa nhà Empire
State ở thành phố New York còn có thể là nơi neo đậu cho khí
cầu.


Tòa nhà Empire
State ở thành phố New York còn có thể là nơi neo đậu cho khí
cầu.

Tòa nhà Empire State ở thành phố New York còn có thể là nơi neo đậu cho khí cầu.

Thực tế đấy chính là mục đích của mũi nhọn trên nóc tòa nhà: Nó được xây dựng làm cột neo cho các khinh khí cầu, và tầng 103 được sử dụng làm sàn hạ cánh. Do đó, ngoài việc là tòa nhà cao nhất thế giới vào thời điểm đó, người đầu tư vào tòa nhà còn hi vọng nó trở thành bến đỗ khí cầu ở giữa New York. Cũng nhờ hi vọng này mà tòa nhà được xây dựng cao hơn 60m so với đối thủ gần nhất là tòa nhà Chrysler. Tuy nhiên, ý tưởng này chỉ dừng lại ở hai lần hạ cánh: Lần đầu kết nối giữa khí cầu vào tòa nhà trong 3 phút. Trong lần thứ hai, họ chuyển được một tập báo từ khí cầu xuống tòa nhà. Do không thu hút được sự ủng hộ, ý tưởng này bị bỏ qua và rơi vào quên lãng, dù các công trình chức năng của nó vẫn còn cho tới ngày nay.

Tháp Eiffel là một phòng thí nghiệm khoa học

Cha để của công trình Tháp Eiffel còn thiết kế một
phòng thí nghiệm trên đỉnh tháp.

Cha để của công trình Tháp Eiffel còn thiết kế một phòng thí nghiệm trên đỉnh tháp.

Tháp Eiffel được xây dựng cho triển lãm Paris năm 1899. Ngày nay, nó là địa điểm nổi tiếng nhất của nước Pháp. Người xây dựng tòa tháp, Gustave Eiffel, là một kĩ sư và nhà khoa học, do đó ông có đủ lí do để biến tòa tháp bằng sắt thép này trở thành một phòng thí nghiệm khoa học khổng lồ. Ở trên đỉnh tòa tháp có một phòng riêng để Eiffel tiến hành các thí nghiệm của mình. Thậm chí ông còn mời cả Thomas Edison tới để tham gia nghiên cứu cùng với ông.

Gustave Eiffel từng mời Thomas Edison tham gia nghiên
cứu thí nghiệm cùng ông.

Gustave Eiffel từng mời Thomas Edison tham gia nghiên cứu thí nghiệm cùng ông.

Eiffel tiến hành các nghiên cứu về thiên văn học, radio, khí tượng học và quan trọng nhất là khí động học. Nhờ vào các nghiên cứu khoa học tiến hành ở đây mà tòa tháp không bị dỡ bỏ sau giới hạn 20 năm như ban đầu. Chiều cao của nó thích hợp với việc truyền dẫn sóng radio và vào năm 1905 các ăng-ten đã được lắp đặt, nó thực sự chứng tỏ hiệu quả của mình trong việc truyền sóng liên lạc quân sự trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Eiffel qua đời năm 1923, đánh dấu sự kết thúc cho các thí nghiệm khoa học ở đây. Ngày nay, căn phòng riêng của ông vẫn được bảo tồn trên tòa tháp.

Ga tàu điện ngầm Luân Đôn là công xưởng phục vụ chiến tranh

Ga tàu điện ngầm Luân Đôn còn được
dùng làm công xưởng phục vụ chiến tranh thế giới II


Ga tàu điện ngầm Luân Đôn còn được
dùng làm công xưởng phục vụ chiến tranh thế giới II

Ga tàu điện ngầm Luân Đôn còn được dùng làm công xưởng phục vụ chiến tranh thế giới II

Đây là hệ thống ga tàu điện ngầm cổ nhất thế giới từng được biết đến. Vào Chiến tranh thế giới thứ 2, tất cả mọi nguồn lực ở Anh đều được tập hợp để phục vụ cho các trận chiến, kể cả các công trình hạ tầng. Khi đó, đường ray trung tâm của London đang được mở rộng. Do đó, họ tận dụng và biến nó trở thành một công xưởng bí mật thời chiến. Những công nhân thời đó đã lắp ráp các linh kiện cho máy bay chiến đấu và máy bay ném bom trong nhà máy dài và hẹp nhất trong lịch sử. Các nhà máy trước đó đều đã bị máy bay Đức phá hủy hoàn toàn, do vậy họ làm mọi cách để che giấu nó. Sơ đồ nhà máy được mô tả trong bản vẽ dưới đây. Phải mất gần 2 năm và một lượng kinh phí khá lớn để biến hệ thống đường hầm thành một công xưởng chiến tranh, nhưng nó đã có tác dụng. Ở đó có 4000 công nhân làm việc liên tục, và thậm chí nó còn có đường ray tàu riêng để vận chuyển nguyên vật liệu hoặc để phục vụ các quan chức tới thăm. Ngày nay, một phần của nhà máy này vẫn còn tồn tại ở dưới lòng đất. Dấu tích dễ thấy nhất là một tháp chuyển hàng hiện được sử dụng như ống thông gió. Ngoài ra, các ống dẫn, đường dây cáp và vật liệu xây dựng vẫn còn nằm lại đó để nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại của một công xưởng khổng lồ dưới lòng đất.

Tượng nữ thần tự do là một ngọn hải đăng khổng lồ

Đây là món quà từ nước Pháp gửi tới nước Mỹ, đồng thời là điểm mốc trong các bộ phim lấy bối cảnh ở thành phố New York. Trong 16 năm đầu tiên, bức tượng này hoạt động như một ngọn hải đăng cực lớn. Tuy nhiên bởi ngọn hải đăng này quá lớn nên dù chính quyền đã phải dùng tới một nhà máy điện riêng cung cấp cho nó, ánh sáng ở đây vẫn không đủ để các tàu bè có thể nhìn thấy.

Bức tượng nữ thần tự do từng hoạt động
như ngọn hải đăng khổng lồ

Bức tượng nữ thần tự do từng hoạt động như ngọn hải đăng khổng lồ

Ngay khi tượng được hoàn thành năm 1886, Tổng thống Cleveland giao nhiệm vụ cho Ủy ban Hải đăng Mỹ quản lý nó. Họ cho lắp đặt 9 bóng đèn điện trong ngọn đuốc nhưng vẫn không đủ để bù lại chiều cao của bức tượng. Thay vào đó, ngọn đuốc trở thành địa điểm chết chóc cho các loài chim di cư. Chúng đâm đầu vào ngọn đuốc sáng và chết. Các ghi chép cho thấy khoảng 1375 con chim đã chết ở quanh ngọn đuốc chỉ trong một đêm tháng 10/1887.

Ngọn đuốc cũng từng là điểm chết choc
cho các loài chim di cư

Ngọn đuốc cũng từng là điểm chết choc cho các loài chim di cư

Cuối cùng, chi phí bảo trì quá lớn, cùng với việc hoạt động kém hiệu quả đã làm cho tượng Nữ thần tự do ngừng nhiệm vụ làm hải đăng vào năm 1902.

Tháp Đài Bắc 101 là một chiếc đồng hồ mặt trời

Ngọn đuốc cũng từng là điểm chết choc
cho các loài chim di cư


Ngọn đuốc cũng từng là điểm chết choc
cho các loài chim di cư

Không chỉ từng là tòa nhà cao nhất thế giới, tháp Đài Bắc 101 còn hoạt động như một chiếc đồng hồ vào mỗi buổi chiều nhờ bóng của nó đổ xuống công viên bên dưới.

Tháp Đài Bắc 101 (Taipei 101) là tòa nhà cao nhất thế giới trong 5 năm, cho tới khi tòa nhà Burj Khalifa chiếm vị trí này. Nó cao hơn 500m, có 101 tầng và nằm ở trung tâm Đài Loan. Dù không còn là tòa nhà cao nhất thế giới, nhưng nó vẫn là chiếc đồng hồ mặt trời lớn nhất thế giới. Đây thực sự là công trình được thiết kế một cách tài tình. Vào mỗi buổi chiều, bóng của tòa tháp sẽ đổ xuống công viên và chỉ thời gian cho tất cả những người trong tòa nhà và khu vực lân cận. Ngoài ra, tòa nhà này còn có một câu lạc bộ bí mật dành cho những người quan trọng ở tầng 101 mà ít ai biết đến.

Phan Hạnh

Tổng hợp