1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Những bức tranh quý giá từng bị thất lạc trong chiến tranh

(Dân trí) - Chiến tranh thế giới còn là "tội ác" với cả nghệ thuật khi nhiều bức tranh nổi tiếng đã bị thất lạc, bị phá hủy trong thời kỳ này.

Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến những tác phẩm dưới đây:

Bức "Saint Justa and Saint Rufina" của Bartolomé Esteban Murillo

Những bức tranh quý giá bị phá hủy trong chiến tranh


Bartolomé Esteban Murillo là một trong những danh họa Tây Ban Nha quan trọng nhất trong lịch sử mỹ thuật. Ông sống vào thế kỷ XVII, đây là thời điểm thịnh vượng nhất của nghệ thuật Ba-rốc. Bức Saint Justa and Saint Rufina là kiệt tác vô giá được bảo quản tại Viện Bảo tàng Meadows ở Dallas (Mỹ). Bảo tàng Meadows là nơi lưu giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Tây Ban Nha lớn nhất bên ngoài lãnh thổ Tây Ban Nha, với nhiều kiệt tác được tạo ra bởi những đại danh họa hàng đầu thế giới. Tuy nhiên sau một quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra được gốc tích của bức tranh vốn thuộc về gia đình Rothschild sống ở Pháp. Bức tranh đã bị thất lạc vào thời điểm xảy ra Thế chiến II, tức vào năm 1941.

Bức "Painter on the Road to Tarascon" của Vincent Van Gogh

Những bức tranh quý giá bị phá hủy trong chiến tranh


Vincent Van Gogh là họa sĩ đại tài người Hà Lan qua đời năm 1890. Ông được coi là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật. Ở thời điểm xảy ra Chiến tranh thế giới II, tranh của ông bị coi là một sự “Thái hóa nghệ thuật” và bị quân phát xít tiêu hủy cùng rất nhiều tranh của các họa sĩ nổi tiếng khác như Picasso, Dalí, Ernst, Klee, Léger và Miró. Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất bị đốt cháy dưới thời Thế chiến II là bức Painter on the Road to Tarascon của Vincent Van Gogh. Không ai chứng kiến kiệt tác này đã bị thiêu hủy như thế nào, có người nói rằng bức tranh trên đã bị rách khi quân đội Đồng minh đánh bom Magdeburg làm cháy tòa nhà Bảo tàng Kaiser-Friedrich. Bức Painter on the Road to Tarascon là kiệt tác vô giá của Vincent Van Gogh, nó cũng là một trong những báu vật thất lạc được yêu quý nhất thời chiến.

Bức "Portrait of Dr. Gachet" của Vincent van Gogh

Bức


Bức Portrait of Dr. Gachet vốn là một trong số những tác phẩm được vẽ trong những năm tháng cuối đời của danh họa Hà Lan Vincent Van Gogh. Bức tranh mang một vẻ bí ẩn cùng sắc thái buồn bã đã để lại ấn tượng lớn với những ai được chiêm ngưỡng nó. Vào thời điểm năm 1911, bức tranh thuộc về sở hữu của bảo tàng Städel ở Frankfort, Đức. Tuy nhiên vào năm 1937, bức tranh đã bị quân đội Đức tịch thu và đem bán đấu giá. Từ thời điểm đó, bức tranh đã qua tay rất nhiều người. Người cuối cùng sở hữu bức tranh được biết đến là một doanh nhân người Nhật, ông Ryoei Saito sau khi đã bỏ ra một số tiền khổng lồ 82.5 triệu USD. Tuy nhiên sau khi ông này qua đời năm 1996, không ai còn nắm rõ tin tức về bức tranh.

Bức "Portrait of Adele Bloch-Bauer I" của họa sĩ Gustav Klimt

Gustav Klimt sinh ra ở Áo và là một họa sĩ nổi tiếng theo trường phái tượng trưng.


Gustav Klimt sinh ra ở Áo và là một họa sĩ nổi tiếng theo trường phái tượng trưng. Năm 1904, Ferdinand Bloch-Bauer đã thuê Gustav Klimt vẽ một bức chân dung cho người vợ Adele xinh đẹp của mình. Phải mất 3 năm ròng rã bức tranh mới được hoàn thành và thực sự đã trở thành một tuyệt tác của vị họa sĩ. Chiến tranh xảy ra, toàn bộ tài sản của ông Ferdinand bị tiêu tán bao gồm cả bức tranh nổi tiếng kia. Ông Ferdinand qua đời ở Thụy Sĩ vào năm 1945. Sau khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Áo quyết định trao trả những gì bị quân đội Đức chiếm đoạt về cho khổ chủ. Tuy nhiên, để có thể nhận lại những tác phẩm tranh quý giá, người chủ cần chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp thông qua quyết định của tòa án và việc này rất tốn kém.
 
Đến tận năm 2006, tòa án Áo quyết định trao cho người thừa kế của Ferdinand là bà Maria Altmann quyền thừa kế hợp pháp kiệt tác Portrait of Adele Bloch-Bauer I và 4 bức tranh khác là của Gustav Klimt. Tháng 6/2006, bức tranh chân dung này được rao bán thành công cho một thương nhân người Mỹ tên là Ronald Lauder với giá 135 triệu USD và được trưng bày tại phòng tranh Neue Galerie ở New York.

Bức "Place de la Concorde" của họa sĩ Edgar Degas

Vào năm 1994, bảo tàng


Vào năm 1994, bảo tàng Hermitage ở Saint Petersburg, Nga đưa ra thông báo về việc họ đang nắm giữ một số kiệt tác nghệ thuật lấy được từ các bộ sưu tập tư nhân của Đức. Năm 1995, tại Hermitage diễn ra cuộc trưng bày nghệ thuật mang tên "Khám phá những kho tàng báu vật bị chôn giấu", lần đầu tiên người ta nhìn thấy sự hiện diện của 74 bức họa vô giá, bao gồm kiệt tác hội họa Place de la Concorde của nhà danh họa Edgar Degas. Edgar là họa sĩ rất nổi tiếng người Pháp vào thế kỷ XIX và được xem như là một trong những người khai sinh ra trường phái nghệ thuật ấn tượng. Bức tranh Place de la Concorde được Degas vẽ vào năm 1875 mô tả hình Vicomte Ludovic - Napoléon Lepic đang hút xì gà, bên cạnh là 2 con gái của ông và cả chú chó, ngoài ra bức họa còn mô tả hình một người lính lẻ loi ở Place de la Concorde, Paris. Bức tranh cũng đã bị thất lạc trong Thế chiến 2.

 
 
Phan Hạnh
Theo Toptenz