1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Những bức ảnh quan trọng nhất trong lịch sử nhiếp ảnh

(Dân trí) - Những bức ảnh dưới đây ghi lại những khoảnh khắc quan trọng nhất của lịch sử nhiếp ảnh, trong đó có một bức chụp chân dung phóng viên ảnh chiến trường Larry Burrows, người đã ghi lại cuộc Chiến tranh Việt Nam bằng những bức ảnh chân thực.

Viện bảo tàng Truyền thông Quốc gia Anh sắp mở triển lãm “Vẽ bằng ánh sáng: Bộ sưu tập của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia”. Tại đây, những bức ảnh có giá trị lịch sử sẽ được chọn lọc ra từ kho lưu trữ hơn 250.000 bức ảnh của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia, để phục vụ trưng bày.

Bức
“Ánh trăng” (Ảnh: Joseph Nicéphore Niépce - 1827)

Bức “Ánh trăng” (Ảnh: Joseph Nicéphore Niépce - 1827)

Triển lãm sẽ phản ánh quá trình phát triển của lịch sử nhiếp ảnh từ thế kỷ 19 cho tới thời kỳ đương đại. Trong số những bức ảnh được trưng bày, đáng kể có bản khắc “Ánh trăng”, đây được coi là “bức ảnh” thực hiện thành công đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh, dù màu ảnh và các đường nét không thật rõ ràng. Bức ảnh được thực hiện bởi nhà sáng chế người Pháp Joseph Nicéphore Niépce, ông sinh cách ngày nay đúng 250 năm, vào ngày 7/3/1765.

Bức
“Một người lính canh phòng cứu hỏa” (Ảnh: John Hinde - 1944)

Bức “Một người lính canh phòng cứu hỏa” (Ảnh: John Hinde - 1944)

Những bức ảnh thời chiến cũng xuất hiện khá nhiều trong bộ sưu tập, khái quát những cuộc xung đột, chiến tranh xảy ra từ thế kỷ 19 cho tới tận hôm nay. Bức ảnh trên khắc họa một người lính canh phòng cứu hỏa ở thành phố London, Anh, hồi xảy ra Thế chiến II. Đây cũng là một trong những bức ảnh màu đầu tiên được thực hiện trong lịch sử.

Dưới đây là 20 bức ảnh nằm trong số những bức ảnh cổ quý giá sẽ được đem trưng bày tại triển lãm ở Viện bảo tàng Truyền thông Quốc gia (Bradford, Anh):

Bức
“Những người lính canh giữ bầu trời”

Bức “Những người lính canh giữ bầu trời” (Ảnh: Nickolas Muray - 1940): Nhiếp ảnh gia Nicolas Muray nổi tiếng ở thể loại nhiếp ảnh chân dung. Ngoài ra, ông còn là một vận động viên chạy vượt rào ở Thế vận hội Olympic, từng có mối tình kéo dài 10 năm với nữ họa sĩ nổi tiếng người Mexico - Frida Kahlo. Bức ảnh chân dung vừa phản ánh tình hình thời chiến vừa mang đậm phong cách thời trang được Muray thực hiện cho một chiến dịch tuyên truyền của tờ tạp chí Vogue hồi năm 1940.

Bức
“Audrey Hepburn”

Bức “Audrey Hepburn” (Ảnh: Angus McBean - 1950): Bức ảnh siêu thực về nữ diễn viên Audrey Hepburn được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh - Angus McBean. Bức ảnh được thực hiện trong thời kỳ ông đang xây dựng lại sự nghiệp sau khi bị kết án 4 năm tù giam vì tội quan hệ đồng tính. Ở thời này, nước Anh vẫn coi quan hệ đồng tính là một tội.

Bức
“Mặt trời mọc, Hernandez, New Mexico”

Bức “Mặt trời mọc, Hernandez, New Mexico” (Ảnh: Ansel Adams - 1941): Ansel Adams là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường nổi tiếng của Mỹ, từng được nhận huân chương Tự do do Tổng thống Mỹ James Carter trao tặng. Ansel Adams cũng được coi là một trong những nhiếp ảnh gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.

Bức
“Hấp hối”

Bức “Hấp hối” (Ảnh: Henry Peach Robinson - 1858): Bức ảnh ảm đạm này ghi lại cảnh hấp hối của một người phụ nữ trẻ mắc bệnh lao phổi. Bức ảnh được tạo thành từ 5 tấm phim ghép chồng lên nhau.

Bức
“Cha và con trai chạy trong cơn bão cát”

Bức “Cha và con trai chạy trong cơn bão cát” (Ảnh: Arthur Rothstein - 1936): Arthur Rothstein là một trong những phóng viên ảnh nổi tiếng nhất của Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái (1929-1939). Chính phủ Mỹ đã đề nghị Rothstein chụp lại cuộc sống khốn khổ của những người nông dân sống trong những “chảo cát” - những thảo nguyên đang bị sa mạc hóa của Mỹ.

Bức
“Tôi đợi”

Bức “Tôi đợi” (Ảnh: Julia Margaret Cameron - 1872): Julia Margaret Cameron nổi tiếng với những bức ảnh chân dung khắc họa người nổi tiếng. Bà bắt đầu tiếp xúc với nhiếp ảnh ở tuổi 48. Trong ảnh là cháu gái của bà - cô bé Rachel Gurney đang đeo một đôi cánh thiên thần.

Bức
“Ca sĩ đường phố ở New Orleans”

Bức “Ca sĩ đường phố ở New Orleans” (Ảnh: Tony Ray-Jones - 1971): Tony Ray-Jones là phóng viên ảnh tài năng người Anh, sự nghiệp cầm máy của Ray-Jones đã bị rút ngắn khi người thanh niên trẻ qua đời vì bệnh bạch cầu năm 30 tuổi.

Bức
“Hà mã ở công viên”

Bức “Hà mã ở công viên” (Ảnh: Juan Carlos Maria Isidro - 1852): Bức ảnh chụp một chú hà mã đang nằm nghỉ ở vườn thú London. Đây là bức ảnh đầu tiên chụp một chú hà mã. Nhiếp ảnh gia thực hiện bức này là người cháu trai của vua Tây Ban Nha Ferdinand VII và là một trong những thành viên sáng lập ra Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh.

Bức
“Ống khói”

Bức “Ống khói” (Ảnh: Noel Griggs - 1934): Đây là một trong những bức ảnh đầu tiên đi theo trường phái tân thời, tìm kiếm vẻ đẹp trong những thiết kế công nghiệp.

Bức “Larry Burrows ở Việt Nam”

Bức “Larry Burrows ở Việt Nam” (Ảnh chụp năm 1971, không rõ danh tính người chụp): Larry Burrows là phóng viên ảnh chiến trường người Anh nổi tiếng với những bức ảnh thực hiện về Chiến tranh Việt Nam. Đây là một trong những bức ảnh cuối cùng ghi lại chân dung của Burrows trước khi ông qua đời năm 1971 khi chiếc trực thăng chở Burrows bị bắn hạ trên đất Lào.

Bức
“Quảng trường Leicester”

Bức “Quảng trường Leicester” (Ảnh: Paul Martin - 1896): Đây là một trong những bức ảnh đầu tiên được thực hiện vào ban đêm.

Bức
“Những người tị nạn đến từ miền đông Pakistan ở biên giới Ấn Độ”

Bức “Những người tị nạn đến từ miền đông Pakistan ở biên giới Ấn Độ” (Ảnh: Don McCullin - 1971): Don McCullin là phóng viên ảnh người Anh nổi tiếng thế giới. Ông thực hiện bức ảnh này khi đến Bangladesh ghi lại những bất ổn, xung đột đang diễn ra ở đây hồi năm 1971.

Bức
“Chân dung Christina”

Bức “Chân dung Christina” (Ảnh: Mervyn O’Gorman - 1913): Đây là một trong những bức ảnh màu đầu tiên được thực hiện.

Bức
“Thung lũng bóng tử thần”

Bức “Thung lũng bóng tử thần” (Ảnh: Roger Fenton - 1855): Những quả đạn súng thần công nằm vương vãi trên một lối mòn ngoài chiến trường sau khi kết thúc một trận đánh giữa quân Anh và quân Nga trong cuộc chiến tranh Crimea hồi năm 1855.

Bức
“Chân trần và luật lệ”

Bức “Chân trần và luật lệ” (Ảnh: James Jarché - 1924): Jimmy Jarché là một phóng viên ảnh nổi tiếng với những khoảnh khắc độc đáo ghi lại cuộc sống thường nhật ở London. Bức ảnh nổi tiếng này của Jarché chụp các cậu bé bỏ chạy sau khi bị người cảnh sát “bắt quả tang” đang bơi “trần như nhộng” trong công viên Hyde Park.

Bức
“Khỏa thân trên bãi cát - Oceano, California”

Bức “Khỏa thân trên bãi cát - Oceano, California” (Ảnh: Edward Weston - 1936): Nhiếp ảnh gia người Mỹ Edward Weston cho rằng những bức ảnh cần phải thể hiện bản chất tự nhiên của chủ thể, phải khơi gợi được “những bí ẩn mà người ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường”.

Bức
“Nữ hoàng Victoria”

Bức “Nữ hoàng Victoria” (Ảnh: Roger Fenton - 1856): Nữ hoàng Victoria là một trong những thành viên Hoàng gia Anh đầu tiên quyết định thực hiện ảnh chụp chân dung.

Bức
“Chiếc sọ của nghé con nằm trên mặt đất khô cằn ở bang South Dakota”

Bức “Chiếc sọ của nghé con nằm trên mặt đất khô cằn ở bang South Dakota” (Ảnh: Arthur Rothstein - 1936): Bức ảnh cho thấy những gì còn sót lại của một con nghé con chết vì thời tiết khô hạn, đã có tới hàng triệu con gia súc bị chết trong những “chảo cát” khô cằn của nước Mỹ thời kỳ Đại suy thoái.

Bức
“Cánh cổng tiễn biệt”

Bức “Cánh cổng tiễn biệt” (Ảnh: Francis James Mortimer - 1917): Giống như bức “Hấp hối” ở trên, bức ảnh này cũng được tạo thành từ việc ghép hơn 20 tấm phim âm bản. Bức ảnh cho thấy những người lính chia tay gia đình ở ga Victoria, thành phố London, Anh, trước khi lên đường tham gia Thế chiến I.

Bức
“Cô gái Afghanistan”

Bức “Cô gái Afghanistan” (Ảnh: Steve McCurry - 1984): Bức ảnh kinh điển này khắc họa một cô gái tị nạn người Afghanistan có tên Sharbat Gula. Bức ảnh đã được dùng làm hình bìa của tạp chí National Geographic, ấn bản tháng 6/1985. Năm 2002, nhiếp ảnh gia Steve McCurry đã tới Pakistan để tìm lại cô gái trong ảnh. Khi tìm thấy cô, giờ đã trở thành một phụ nữ trung tuổi, Gula đã nói với McCurry rằng trong cuộc đời mình, chưa bao giờ cô cảm thấy được an toàn.

Bích Ngọc
Theo Buzzfeed