Nhớ về người anh hùng lấy thân chèn pháo Tô Vĩnh Diện

(Dân trí) - Sau 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những vật dụng từng gắn bó với người anh hùng lấy thân chèn pháo Tô Vĩnh Diện vẫn được bảo quản cẩn thận, gợi nhớ về một người con dũng cảm xứ Thanh.

Hiện nay, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và Bảo tàng Thanh Hoá đang lưu giữ và trưng bày di vật, hình ảnh di vật của anh Tô Vĩnh Diện để lại bao gồm một chiếc bát sắt, bi đông đựng nước và con dao rựa. Chính con dao rựa này anh đã chặt cành cây làm ngụy trang che cho pháo trước lúc hi sinh.

Con dao rựa anh Tô Vĩnh Diện

Con dao rựa anh Tô Vĩnh Diện dùng để chặt cành cây làm ngụytrang che cho pháo trước lúc hi sinh

Những vật dụng này được cựu chiến binh Trần Quốc Chân, nguyên Trung đội trưởng trung đội 2 đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn pháo cao xạ 367 và một số đồng đội đã xác minh đây là đồ dùng của anh Tô Vĩnh Diện.

Tiểu sử và sự hi sinh thân mình của anh hùng Tô Vĩnh Diện đang được Bảo tàng Thanh Hoá tích cực tuyên truyền, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ, mãi mãi tôn vinh chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn), Thanh Hoá. Năm 1949, đồng chí xung phong vào bộ đội, đồng chí luôn có tinh thần gương mẫu, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 1953, Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng pháo cao xạ đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, bộ đội ta đã kéo pháo bằng tay vào Điện Biên Phủ để chuẩn bị tiêu diệt tập đoàn cứ điểm theo phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm “Đánh chắc tiến chắc”, bộ đội ta lại kéo pháo ra. Việc kéo pháo bằng tay vượt qua bao dốc cao, vực sâu đã trở thành bản hùng ca của dân tộc. Chính trong lần kéo pháo ra, anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh chèn mình để cứu pháo tại dốc Chuối. Lúc đó là 2h30 ngày 01/02/1954, đồng đội trong đơn vị đã nghiêng mình vĩnh biệt người khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên cường, lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo.

Chiếc bát và bi đông đựng nước của anh Tô Vĩnh Diện


Chiếc bát và bi đông đựng nước của anh Tô Vĩnh Diện

Chiếc bát và bi đông đựng nước của anh Tô Vĩnh Diện

Tấm gương hi sinh cứu pháo của Tô Vĩnh Diện được toàn mặt trận học tập noi theo đưa pháo ra an toàn. Ngay tại mặt trận, đồng chí Tô Vĩnh Diện được truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất. Anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện đã đi vào lịch sử như một huyền thoại - quên mình cứu pháo. Ca ngợi tấm gương chói sáng đã anh dũng hy sinh, trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên nhà thơ Tố Hữu đã viết:“Những đồng chí chèn lưng cứu pháo/Nát thân, nhắm mắt, còn ôm”

Ngày 7/5/1956, Tô Vĩnh Diện được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và trở thành người anh hùng Pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta ngã xuống trên mặt trận Điện Biên Phủ. Hiện nay, hài cốt của anh được Đảng và Nhà nước quy tập và an táng tại nghĩa trang Đồi A1 ở thành phố Điện Biên Phủ.

Cùng với anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã huy động hơn 102 ngàn dân công dài hạn, gần 77 ngàn dân công ngắn hạn, hơn 1 triệu lượt người với 27 triệu ngày công. Cùng với đó là 10 ngàn xe đạp thồ, 1.300 thuyền nan, thuyền ván, 47 ngựa thồ, 31 xe ô tô, vận chuyển 10 ngàn tấn gạo và hàng chục tấn vũ khí, góp một phần quan trọng đưa chiến dịch tới ngày toàn thắng.

Năm 1957, trong lần về thăm Thanh Hóa lần thứ hai, Bác Hồ đã biểu dương, khen ngợi quân dân Thanh Hóa: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

Dưới đây là những hình ảnh quân dân Thanh Hoá góp sức cho chiến thắng Điện Biên Phủ đang được trưng bày tại Bảo tàng Thanh Hoá:

Chiếc bát và bi đông đựng nước của anh Tô Vĩnh Diện

Bằng khen của HĐCC mặt trận Liên khu IV tặng thưởng ông Trịnh Ngọc đoàn dân công xe đạp thồ TX Thanh Hóa đạt kỷ lục vân chuyển 345,5 kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Ông Trịnh Ngọc, chiến sỹ xe đạp thồ TX Thanh Hóa

Ông Trịnh Ngọc, chiến sỹ xe đạp thồ TX Thanh Hóa

Chiến sĩ Thanh Hoá chụp ảnh bên chiến lợi phẩm tại chiến trường Điện Biên Phủ, năm 1954

Chiến sĩ Thanh Hoá chụp ảnh bên chiến lợi phẩm tại chiến trường Điện Biên Phủ, năm 1954

Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa vận tải lương thực bằng bè mảng vượt sông Mã lên Điện Biên Phủ 1954

Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa vận tải lương thực bằng bè mảng vượt sông Mã lên Điện Biên Phủ 1954

Chiến sĩ xe đạp thồ Cao Văn Tỵ đạt năng suất 325kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sĩ xe đạp thồ Cao Văn Tỵ đạt năng suất 325kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc đạt thành tích 345,5 kg/chuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ


Xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc đạt thành tích 345,5 kg/chuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đồ dùng của chiến sỹ Thanh Hóa tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Đồ dùng của chiến sỹ Thanh Hóa tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Mai Châm

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm