Khánh Hòa:

Nhiều tư liệu cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

(Dân trí) - Tối qua (24/6), tại Nha Trang, Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa đã khai mạc triển lãm ảnh “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” với hơn 200 tư liệu, hình ảnh khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Du khách nước ngoài đến Nha Trang du lịch tham quan, tìm hiểu triển lãm
Du khách nước ngoài đến Nha Trang du lịch tham quan, tìm hiểu triển lãm.

Trong đó, 50 bản đồ cổ của Việt Nam, của phương Tây và của Trung Quốc có niên đại thế kỷ XVI, XVII, XVIII đều thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Điển hình trong số này gồm: Bản quốc địa đồ trong sách “Khải đồng thuyết ước” biên soạn và in lần đầu năm 1853; “Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ năm 1838 dưới triều Minh Mạng thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc nước Đại Nam; Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam in trong “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá Công Đạo soạn đời Chính Hòa (1680-1705) có ghi địa danh Hoàng Sa chử (Bãi Cát Vàng) nằm ngoài khơi phủ Quảng Ngãi…

Đáng chú ý, triển lãm còn trưng bày 2 bia chủ quyền tại đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) vừa được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. 
 
Các bia chủ quyền trên 2 đảo này đã được lập từ rất lâu để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, đây được xem là công trình có giá trị độc đáo về kiến trúc, văn hóa. Tại đảo Nam Yết, hiện còn lưu giữ tấm bia đá ghi rõ: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát, nghiên cứu đến quần đảo này ngày 22/8/1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”.

Điểm mới trong triển lãm lần này là Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa đã cho trưng bày các hình ảnh liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu cá Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm được trưng bày tại triển lãm.
Tàu cá Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm được trưng bày tại triển lãm.

Đó là những hình ảnh thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo; hình ảnh tàu Trung Quốc hung hăng đâm va, phun vòi rồng, truy đuổi… các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển; hình ảnh nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý khắp năm châu xuống đường mít tinh, tuần hành phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, yêu cầu nước này rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam…

Theo ghi nhận, triển lãm đã thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu. Triển lãm tổ chức bên cạnh Quảng trường 2/4 TP Nha Trang, dự kiến kéo dài đến ngày 30/6.

Một số hình ảnh do PV Dân trí ghi nhận tại triển lãm:

Bản quốc địa đồ trong sách 
Bản quốc địa đồ trong sách “Khải đồng thuyết ước” biên soạn và in lần đầu năm 1853 có ghi địa danh Hoàng Sa chử (Bãi Cá Vàng) thuộc nước Đại Nam.

“Đại Nam nhất thống toàn đồ”

“Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ năm 1838 dưới triều Minh Mạng thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc nước Đại Nam.

Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam in trong
Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam in trong “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá Công Đạo soạn đời Chính Hòa (1680-1705) có ghi địa danh Hoàng Sa chử (Bãi Cát Vàng) nằm ngoài khơi phủ Quảng Ngãi…
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ được vẽ từ rất sớm nhưng không hề đề cập Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Các bản đồ do các nhà thám hiểm, hàng hải Phương Tây vẽ trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Cột mốc chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam.
Cột mốc chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam.
Cột mốc chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp của Việt Nam.
Người Việt năm châu mít tinh phản đối hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.

Viết Hảo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm