Nhiếp ảnh gia chuyên đi chụp hình “bêu xấu” Hollywood
(Dân trí) - Hollywood vốn nổi tiếng là kinh đô điện ảnh hoa lệ, hào nhoáng, bóng bẩy… Tuy vậy, có một nhiếp ảnh gia chuyên đi săn những khoảnh khắc “chẳng mỹ miều gì” ở phía sau hậu trường của các đoàn làm phim, để thấy rằng diễn viên cũng chỉ là những con người bình thường.
Những bộ phim “bom tấn” của Hollywood khi xuất hiện trên màn ảnh đều “đẹp từng xentimét”, từng khuôn hình xuất hiện đều đảm bảo tiêu chí duy mỹ. Tuy vậy, có một nhiếp ảnh gia chuyên đi săn lùng những khoảnh khắc không đẹp, không được cầu kỳ, chau chuốt, ở phía sau những khung hình. Ông là David Strick.
Sự nghiệp cầm máy của David Strick được biết tới nhiều nhất bởi những bức hình chân thực và hài hước, “bêu xấu” những bộ phim hào nhoáng, hoành tráng xuất hiện trên màn ảnh, để thấy rằng đằng sau những khuôn hình duy mỹ là những công việc đôi khi chẳng mỹ miều gì, đó là những công việc không tên nhưng cần thiết để tạo nên những hình ảnh vừa mắt khán giả, giúp khán giả giải trí.
Đằng sau màn ảnh rộng với một nhóm các diễn viên tung hứng lời thoại và diễn xuất, là một ê-kíp những con người thầm lặng làm việc không mệt mỏi để tạo nên sức hấp dẫn của điện ảnh.
“Blade” (1998): Một kỹ thuật viên đang kéo phẳng “làn da” của một nhân vật trong phim.
“SpongeBob Squarepants” (2004): Nam diễn viên David Hasselhoff trong một cảnh “bơi lội”.
“Mighty Joe Young” (1998): Nữ diễn viên Charlize Theron đứng bên cạnh một hình nộm khỉ đột.
Giờ đây, David Strick đã trở thành một gương mặt quen thuộc, được phép ra vào trên phim trường của nhiều bộ phim Hollywood, đối với ông, “chụp ảnh hậu trường giống như dành cả ngày để đi lại ngó nghiêng trên một con phố đông, nhưng cố gắng đừng để xe cán phải, cũng đừng làm cản trở ai, và tốt nhất là không nên để ai chú ý tới sự hiện diện của mình”.
Điều khó khăn nhất trong công việc của David Strick chính là phải biết được giới hạn tự do trong công việc của mình, để không trở thành người gây phiền toái cho người khác. Có những diễn viên luôn thích “ẩn dật”, họ không muốn bị người khác vây quanh trên phim trường, có những diễn viên thoạt tiên rất thích giao lưu nhưng rồi đột nhiên trở nên lạnh lùng… David Strick phải lường trước hết những tình huống như vậy để tác nghiệp.
“Zathura: A Space Adventure” (2005): Trên phim trường của một bộ phim khoa học viễn tưởng.
“Oh Brother Where Art Thou” (1999): Nam diễn viên George Clooney rất khác so với hình ảnh bóng bẩy thường thấy khi xuất hiện trên mặt báo.
“Rat Race” (2001): Một chú bò sữa hình nộm được sử dụng trên phim trường.
“Deep Impact” (1998): Giữ vệ sinh trên phim trường bao gồm cả những công việc như thế này.
“Date Movie” (2005)
“Love Hollywood Style” (2003)
“Dance With Me” (1998)
“Hot to Trot” (1988)
“The Island” (2005)
“Balls of Fury” (2006): Công việc của một nữ diễn viên đóng thế.
“Deck the Halls” (2006)
“Hidden II: The Spawning” (1994): Phòng của đội hiệu ứng hình ảnh và hóa trang.
“The Shaggy Dog” (2005)
“Soul Plane” (2003): Những công việc không tên.
“Say It Isn’t So” (2001): Công việc tạo hình cho diễn viên.
“Child’s Play 3” (1991)
“The Rules of Attraction” (2001): Đôi khi trên phim trường không có chỗ cho sự xấu hổ.
Bích Ngọc
Theo Daily Mail